Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cứu hộ vụ sập cầu Ghềnh

Chiều 20/3, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân công lãnh đạo Bộ GTVT, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam xuống hiện trường chỉ huy công tác cứu hộ vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh.

Clip 3D mô phỏng sà lan đâm sập cầu Ghềnh Tàu SG 4745 kéo sà lan chở cát từ hướng cầu Đồng Nai tới cầu Hóa An thì va chạm vào trụ cầu Ghềnh. Hai nhịp cầu gãy và 3 người cùng phương tiện rơi xuống sông.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân công thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường và Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam khẩn trương có mặt tại hiện trường phối hợp cùng lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng xử lý và khắc phục hậu quả vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh.

Phó thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND kiêm trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo các ban ngành chức năng địa phương khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

xa lan dam sap cau Dong Nai anh 1
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Lê Quân

Bộ GTVT chỉ đạo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Cục đường thuỷ Nội và các đơn vị liên quan của Trung ương và tỉnh Đồng Nai tiến hành các hoạt động cứu hộ, cứu nạn; tổ chức cảnh báo, hướng dẫn giao thông đường sắt và đường thuỷ nội địa bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông qua khu vực; huy động tối đa các nguồn lực, khẩn trương sửa chữa những kết cấu bị hư hỏng, phục hồi tình trạng kỹ thuật để thông tuyến đường sắt Bắc - Nam trong thời gian ngắn nhất.

Phó thủ tướng đề nghị Cục Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai bố trí lực lượng bảo vệ hiện trường, chỉ huy giao thông và khẩn trương điều tra xác minh nguyên nhân vụ việc. Tổng công ty đường sắt Việt Nam điều chỉnh phương án tổ chức chạy tàu phù hợp với tình hình vụ việc, đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông.

Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp vận tải khác để điều chỉnh phương thức vận tải hợp lý, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho chủ hàng và đảm bảo lịch trình đi lại lợi nhất cho hành khách bị ảnh hưởng do sự gián đoạn của tuyến đường sắt Bắc - Nam gây nên.

Ông Đỗ Quang Văn - Giám đốc công ty vận tải đường sắt Chi nhánh Sài Gòn, cho biết toàn bộ các chuyến tàu xuất phát từ Ga Sài Gòn từ trưa nay đều bị hoãn. Các chuyến tàu từ Hà Nội vào sẽ dừng ở ga Biên Hoà và toàn bộ hành khách sẽ được vận chuyển bằng ôtô về TP HCM.

Những hành khách đi các chuyến tàu xuất phát từ Ga Sài Gòn từ trưa nay cũng được vận chuyển bằng ôtô về ga Biên Hoà để tiếp tục hành trình. Cũng theo ông Văn, ngành đường sắt đang cố gắng khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh.

Trước đó, vào 11h30 ngày 20/3, một chiếc sà lan chạy trên sông Đồng Nai đâm vào trụ cầu Ghềnh tại lý trình km 1699+860 khiến cầu bị sập hai nhịp, cắt đứt tuyến đường sắt Bắc - Nam. Vụ việc khiến nhiều người bị rơi xuống sông.

Cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai dài 223 m thuộc TP Biên Hòa (Đồng Nai). Đây là cây cầu dẫn vào Cù Lao Phố, do Pháp xây dựng vào năm 1902, dành đi chung cho cả đường bộ và đường sắt với 2 phần bên hông dành cho xe 2 bánh, ở giữa dành cho xe lửa và xe ôtô.

Có tài liệu nói rằng cầu được xây dựng vào năm 1909, và được thiết kế bởi kiến trúc sư Gustave Eiffel (1832 - 1923, người thiết kế tháp Eiffel), cùng với 2 công trình kiến trúc khác ở Việt Nam là cầu Long Biên (Hà Nội) và cầu Tràng Tiền (Huế).

xa lan dam sap cau Dong Nai anh 2
Vị trí cầu Ghềnh bị xà lan đâm sập. Ảnh: GM.

Tài công sà lan đâm sập cầu Ghềnh đã bỏ trốn

Đến 18h ngày 20/3, nhà chức trách Đồng Nai vẫn chưa xác định có người tử vong trong vụ sập cầu Ghềnh ở Biên Hòa. Tài công của sà lan gây ra vụ việc đã bỏ trốn.



Hoàn Nguyễn

Bạn có thể quan tâm