Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Philippines tố Trung Quốc bồi đắp đảo là tàn phá đáy biển

Tại ngày điều trần thứ hai vụ kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, các luật sư của Philippines cáo buộc Bắc Kinh bồi lấp đảo nhân tạo đã tàn phá đáy biển.

Luật sư Andrew Loewenstein của đoàn Philippines. Ảnh: Rappler

Theo trang Rappler, đoàn Philippines cũng chỉ trích Trung Quốc vì "sự vi phạm trắng trợn và liên tục" về luật pháp quốc tế.

Phó phát ngôn viên của tổng thống Philippines, Abigail Valte, cho biết, tại buổi điều trần, luật sư Andrew Loewenstein đã trình ra trước ban thẩm phán những hình ảnh vệ tinh cho thấy "hàng loạt công trình do Trung Quốc xây dựng ở Đá Vành Khăn".

"Vị luật sư đã chiếu một đoạn phim để chứng tỏ với các trọng tài viên rằng máy nạo vét và hút cát đã phá hủy đáy biển, chuyển cát đến một khu vực đã được chọn trước", bà Valte báo cáo về diễn biến phiên tòa ở The Hague, Hà Lan.

Theo cáo buộc của phía Philippines, hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc đã tiêu hủy 311 hecta rạn san hô ở Biển Đông.

"Là quốc gia trực tiếp liên quan tới tranh chấp, lập trường của Việt Nam là theo đuổi và giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trên tinh thần đó, Việt Nam tiếp tục cử đoàn với tư các quan sát viên tới dự phiên xử của tòa", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết.​

Ông Lawrence Martin, một thành viên khác trong đoàn của Philippines, cũng giới thiệu với tòa án những lời khai của các ngư dân Philippines "để chứng tỏ Trung Quốc can thiệp vào hoạt động đánh bắt truyền thống truyền thống của ngư dân trên Biển Đông, đặc biệt tại bãi cạn Scarborough". 

Người phát ngôn Valte nêu lên một diễn biến quan trọng: Đoàn Philippines đã trình lên ban trọng tài một bản đồ từ năm 1784 và cho thấy Scarborough đã thuộc về Philippines kể từ đó. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này và gọi là Hoàng Nham.

Luật sư Loewenstein khẳng định thêm: "Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là không thể bào chữa và vô vọng".

Trong một diễn biến khác, báo Guardian cho biết, chính phủ Anh đã đề nghị với Tòa án trọng tài thường trực về việc tham gia vụ kiện của Philippines với tư cách quan sát viên. Đến nay, 7 nước được cho phép đến dự khán tại phiên tòa trong đó có Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Mỹ cũng từng đưa ra đề nghị này nhưng không được chấp thuận do không liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.​

Philippines tấn công sự thiếu cơ sở trong yêu sách của TQ

Mở màn phiên điều trần vụ kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền tại tòa quốc tế ngày 24/11, Philippines tập trung vào sự thiếu cơ sở trong tuyên bố "đường lưỡi bò".

Bằng chứng của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng tin

Học giả Bill Hayton (Anh) chỉ ra những điểm không đáng tin về một số bằng chứng trên Biển Đông, và cách các học giả Trung Quốc đang dần biến những chứng cứ này thành "sự thật".

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm