Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi vụ vận chuyển đường không độc nhất vô nhị trên thế giới

Do không có tiền để trở về Australia nhân ngày sinh nhật của con gái, một người đàn ông tại thành phố London chui vào hộp gỗ để máy bay đưa ông về quê hương.

Reg Spiers chụp ảnh tại London trước khi thực hiện chuyến hành trình mạo hiểm. Ảnh: BBC
Reg Spiers chụp ảnh tại London trước khi thực hiện hành trình mạo hiểm để kịp dự sinh nhật con gái tại Australia. Ảnh: BBC

Do những chấn thương làm gián đoạn sự nghiệp điền kinh, năm 1964, Reg Spiers, vận động viên ném lao người Australia, đã tới Anh để điều trị.

Tuy nhiên, sau một thời gian, do không thể tiếp tục sự nghiệp, ông quyết định kiếm việc làm tại một sân bay ở London để có tiền về nước. Bọn bất lương cướp hết tiền của Spiers trong khi ông cần về Australia để kịp sinh nhật con gái.

“Tôi chợt nghĩ ra một ý tưởng điên rồ là trở về Australia trong một hộp gỗ. Ai nói việc này không khả thi? Tôi từng thấy người ta vận chuyển nhiều động vật qua đường hàng không theo cách đó. Nếu chúng có thể sống sau khi bay qua chặng đường dài thì tôi cũng có thể", Spiers nói với BBC.

Kế hoạch táo bạo

Hình mô phỏng hộp gỗ mà Spiers từng sử dụng trong hành trình từ London tới Australia. Ảnh: BBC

Spiers biết rõ kích thước tối đa của thùng hàng nhờ kinh nghiệm làm việc tại sân bay. Ông đã thuyết phục John McSorley, một người bạn, đóng một hộp gỗ với kích cỡ 1,5 m x 0,9 m x 0,75 m.

Với kích cỡ ấy, Spiers có thể ngồi và duỗi thẳng chân hoặc nằm và co đầu gối. Nút mở bên trong giúp hai đầu của thùng cố định, đồng thời nó gắn với dây đai để giữ thăng bằng cho Spiers trong quá trình bốc, xếp hàng.

Chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn 40 năm trước

Đầu tháng 4/1975, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Operation Babylift (Không vận Trẻ em) để đưa hàng nghìn người con Việt rời quê hương.

Để tránh sự nghi ngờ, Spiers ghi địa chỉ người nhận là một công ty giày ở Australia lên thùng hàng. Chi phí vận chuyển loại hàng nặng như vậy còn đắt hơn cả tiền vé hành khách, nhưng với dịch vụ giao hàng thu tiền, Spiers chỉ phải nghĩ cách trả tiền khi thùng tới Australia.

Sau khi thùng đã được chuẩn bị sẵn sàng, Spiers chui vào bên trong và đem theo thực phẩm, đèn pin, chăn, gối và chai nhựa để đi tiểu. McSorley đưa thùng tới sân bay. Nhân viên chuyển thùng gỗ vào khoang hàng hóa trên máy bay của hãng Air India trong hành trình tới thành phố Perth, phía tây Australia.

Hành trình may rủi

Ảnh: BBC
Spiers chui trong hộp gỗ 3 ngày liên tiếp. Ảnh: BBC

Spiers gặp chuyện không may đầu tiên khi phi cơ hoãn bay ở London 24 tiếng do sương mù quá dày.

Trong hành trình từ London tới Paris, Spiers chui khỏi hộp để duỗi chân, tay. “Tôi đi tiểu và để quên chai nước trên nóc thùng vì vội vàng chui vào bên trong lúc máy bay hạ độ cao”, ông nói.

Điểm dừng chân tiếp theo trên hành trình dài trở về Australia là Mumbai, Ấn Độ. Các nhân viên sắp xếp lại thùng hàng khiến Spiers lộn ngược.

“Ở Mumbai, thời tiết nóng như địa ngục nên tôi cởi hết quần áo. Nhân viên đặt những thùng hàng ở đường băng trước khi chuyển chúng sang một máy bay khác. Khi ấy, cơ thể tôi đổ mồ hôi như một con lợn. Tôi tiếp tục chờ đợi đến lúc họ tới và chuyển thùng hàng lên một máy bay khác”, ông kể.

Phóng viên tới ghi hình tại sân bay về phi vụ vận chuyển mạ
Phóng viên ghi hình chiếc thùng - bằng chứng về phi vụ vận chuyển liều lĩnh của Spiers - tại sân bay. Ảnh: AP

Sau 3 ngày, máy bay hạ cánh xuống sân bay ở thành phố Perth. Lợi dụng lúc nhân viên an ninh không ở đó, Spiers chui ra khỏi thùng. Ông tiếp tục nhảy qua cửa sổ và bước ra đường. Nhờ sự may mắn, mọi chuyện diễn ra đơn giản như vậy.

Vì qua vui mừng khi chuyến hành trình diễn ra suôn sẻ, Spiers không báo với bạn McSorley của ông ở London rằng ông đã trở về nhà an toàn. Để tìm hiểu kết cục của bạn, McSorley báo với giới truyền thông về chuyến vận chuyển bằng đường không độc đáo. Spiers lập tức trở thành mục tiêu của giới truyền thông Australia.

"Tôi nhận một bức điện tín từ một chính trị gia nổi tiếng của Australia. Ông ấy nói rằng hành trình của tôi là một nỗ lực tuyệt vời", Spiers chia sẻ.

Hãng Air India không truy cứu khoản phí mà Spiers phải trả cho quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, ông cảm thấy bất ngờ trước phản ứng của giới truyền thông về cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm. Các phóng viên luôn tiếp cận ông ở mọi nơi để khai thác thông tin về hành trình kỳ lạ.

Phi công mời hành khách xinh ngồi trong buồng lái

Một nữ hành khách trẻ ngồi cạnh phi công và quay phim bên trong buồng lái trên chuyến bay tới Hong Kong vào tháng trước.

Mánh khóe buôn lậu của tiếp viên hàng không

Mặc dù hưởng mức lương rất cao, nhiều tiếp viên hàng không vẫn tham gia các đường dây buôn lậu vì những lý do khác nhau.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm