Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi thuyền giá rẻ của Ấn Độ tiến vào quỹ đạo sao Hỏa

Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên phóng thành công phi thuyền tới sao Hỏa ngay trong lần đầu tiên sau khi tàu của họ tiến vào quỹ đạo hành tinh đỏ.

dg
Các kỹ sư và nhà khoa học Ấn Độ theo dõi quá trình di chuyển của phi thuyền Mangalyaan tại Trung tâm Điều khiển Phi thuyền ở thành phố Bangalore hôm 23/9. Ảnh: RT

Mangalyaan, tên của phi thuyền không người lái, tự kích hoạt động cơ chính và 8 động cơ phụ trong 24 phút để tiến vào quỹ đạo sao Hỏa hôm 24/9. Các động cơ bắt đầu khởi động từ 1h47 theo giờ GMT (8h47 theo giờ Hà Nội) và hoạt động trong 24 phút, RT đưa tin.

10 điều có thể bạn chưa biết về sao Hỏa

Sao Hỏa có bốn mùa giống trái đất và từng sở hữu nhiều dạng địa hình như sông, hồ và cả đại dương, trong khi hai bán cầu của hành tinh đỏ có đặc điểm trái ngược nhau.

"Đất nước chúng ta đã tạo ra lịch sử trong hôm nay. Chúng ta không những dám tới một nơi chúng ta chưa từng tới, mà còn đạt thành tựu gần như không tưởng", Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ tuyên bố sau khi Mangalyaan tiến vào quỹ đạo sao Hỏa. Nó sẽ nghiên cứu bề mặt, tìm dấu hiệu của sự sống trong bầu khí quyển hành tinh đó. Theo kế hoạch, phi thuyền sẽ bay quanh sao Hỏa trong 6 tháng và cách bề mặt chừng 500 km. 5 thiết bị trên tàu sẽ thu thập dữ liệu và gửi về trái đất.

Hình minh họa phi thuyền của Ấn Độ trên quỹ đạo sao Hỏa. Ảnh: Wikipedia
Hình minh họa phi thuyền của Ấn Độ trên quỹ đạo sao Hỏa. Ảnh: Wikipedia

Phi thuyền của Ấn Độ rời khỏi trái đất vào ngày 5/11/2013. Trong giai đoạn đầu, tên lửa đưa nó lên quỹ đạo trái đất. Sau đó nó tự kích hoạt các động cơ để thoát khỏi lực hút của địa cầu và bay tới sao Hỏa. Chi phí cho quá trình chế tạo tàu là 74 triệu USD, con số quá nhỏ so với những dự án tàu vũ trụ khác. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ phóng tàu để tìm dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm