Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phe đối lập Syria tham gia đàm phán hòa bình

Phe đối lập Syria đã đến Geneva để tham dự đàm phán nhưng yêu cầu chính phủ al-Assad thực hiện theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc về viện trợ nhân đạo và nhân quyền.

Trưởng phái đoàn đàm phán Syria và đại sứ của nước này tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja'afari (phải), tham dự đàm phán hoà bình tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 29/1, khi chưa có sự tham gia của phé đối lập. Ảnh: AP

"Chúng tôi rất muốn cuộc đàm phán này thành công," phát ngôn viên của phe đối lập Salim al-Mursalat nói với các phóng viên khi nhóm này xuất phát từ Riyadh đến Geneva, Thụy Sĩ, ngày 30/1. Trước đó, các nước không chắc chắn về khả năng họ tham gia và và dự đoán đàm phán cầm chắc thất bại.

Phe đối lập của Syria tham gia đàm phán gồm 17 thành viên từ uỷ ban đàm phán cấp cao (HNC), trong đó có 5 đối thủ chính trị và quân sự của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến đã kéo dài 5 năm. Họ dự kiến sẽ có cuộc gặp đầu tiên với đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura, ngày 31/1.

Cuộc đàm phán bắt đầu từ hôm 29/1 sau nhiều lần trì hoãn. Đàm phán được tổ chức với mong muốn chấm dứt cuộc xung đột ở Syria khiến hơn 260.000 người dân thiệt mạng và tạo điều kiện cho sự nổi dậy của nhóm Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS). Hàng triệu người tìm cách lánh nạn ở các nước láng giềng và hàng trăm nghìn người đã liều mạng đến châu Âu để chạy trốn khỏi cuộc xung đột.

Đại diện các đoàn tham gia đàm phán hoà bình tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AP

Ông al-Muslat cho biết HNC sẵn sàng thực hiện giải pháp của Liên Hợp Quốc trong đó yêu cầu tất cả các bên cho phép tiếp nhận hàng cứu trợ, thả tù nhân, chấm dứt vây hãm và ngừng tấn công các khu vực dân cư. Đây không phải điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán, nhưng đó là nhiệm vụ của thành viên Hội đồng Bảo an, những người đã đưa ra nghị quyết hồi tháng 12/2015.

"Chúng tôi sẽ đến Geneva để đánh giá mức độ nghiêm túc của cộng đồng quốc tế trong cam kết với người dân Syria, cũng để kiểm tra mức độ nghiêm túc của chính quyền Assad trong việc thực hiện nghĩa vụ nhân đạo", phát ngôn viên của HNC Riad Nassan Agha nói. HNC muốn cho thấy giới thấy sự nghiêm túc của họ trong việc thúc đẩy đàm phán để tìm kiếm giải pháp chính trị. 

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 18/12/2015 thông qua một nghị quyết nhằm kiến tạo hòa bình, chấm dứt xung đột tại Syria. Nghị quyết tán thành việc Liên Hợp Quốc tổ chức các cuộc đàm phán giữa chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và những lực lượng đối lập vào tháng 1/2016 để thành lập chính phủ chuyển tiếp, đồng thời yêu cầu các bên ngừng bắn.

Liên Hợp Quốc phê chuẩn kế hoạch hòa bình cho Syria

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết nhằm kiến tạo hòa bình, chấm dứt xung đột tại Syria hôm 18/12.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm