Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện trầm tích bí ẩn trong miệng núi lửa trên Hỏa tinh

Dù vẫn gây nhiều tò mò, các nhà nghiên cứu đã tìm ra lời giải thích hợp lý cho những hình ảnh này.

Hình ảnh đã được chỉnh sửa để làm nổi bật sự hình thành và đặc điểm của miệng núi lửa với các lớp trầm tích trong nó. Ảnh: NASA.

Hôm 14/12, các nhà thiên văn học thuộc bộ phận trinh sát Hỏa tinh (MRO) tại NASA thông qua thí nghiệm hình ảnh độ phân giải cao đã phát hiện một số trầm tích kỳ lạ, xuất hiện bên trong hàng loạt miệng núi lửa ở khu vực Arabia Terra tại phía Bắc của Hỏa tinh.

Tàu quỹ đạo trinh sát của NASA đã chụp được một số hình ảnh các miệng núi lửa ở khu vực Arabia Terra bằng camera quỹ đạo High Resolution Imaging Experience (HiRISE).

Paul Geissler, thành viên nhóm HiRise nhận định các miệng núi lửa này "chứa nhiều trầm tích với những hình dạng và sự phân bổ bí ẩn". HiRise được điều hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona.

Bi an tren Hoa tinh anh 1

Hình ảnh chi tiết của một trong những miệng hố sở hữu các trầm tích kỳ lạ được chụp bởi camera HiRise của MRO. Ảnh: NASA.

Theo nhà nghiên cứu, có một số lời giải thích cho bí ẩn này. “Các trầm tích có nhiều lớp đất đá phân tầng nằm ngang, đây có thể là các lớp đất đá xếp chồng lên nhau hoặc địa hình bậc thang”, ông Geissler cho biết.

“Chúng cũng có những đường vân sáng tỏa ra. Các trầm tích kỳ lạ chỉ xuất hiện ở phía nam của các miệng núi lửa có đường kính hơn 600m. Những miệng núi lửa nhỏ hơn không có chúng”, nhà nghiên cứu tiếp tục.

Mặc dù các chi tiết này còn nhiều điều khó hiểu, ông Geissler vẫn có một lý giải liên quan đến sự thăng hoa của băng nước trên Hỏa tinh. Thăng hoa là quá trình chuyển biến trạng thái vật chất trực tiếp từ thể rắn qua thể khí, mà không cần qua thể lỏng ở trung gian.

“Kết cấu bậc thang có thể là do các thời kỳ thăng hoa khác nhau của băng nước trên Hỏa tinh. Có lẽ các miệng núi lửa lớn hơn đã xâm nhập vào mực nước ngầm 45-60m bên dưới bề mặt và bị ngập nước sau khi hình thành", nhà nghiên cứu cho biết.

Đây không phải lần đầu tiên quá trình thăng hoa này làm ảnh hưởng đến cấu tạo địa hình tại đây. Vào năm 1999, các nhà nghiên cứu đã tìm ra hố miệng núi lửa “Galle” ở vùng cực Nam của Hỏa tinh.

Bi an tren Hoa tinh anh 2

Hình ảnh miệng núi lửa Happy Face được vệ tinh Mars Global Surveyor chụp vào năm 1999. Ảnh: NASA.

Miệng núi lửa này còn có tên gọi “Happy Face” bởi một dãy núi cong ở phần phía nam và hai cụm núi nhỏ hơn ở phía bắc của nó đã tạo thành hình mặt cười. Tuy nhiên, theo thời gian, quá trình thăng hoa đã làm khuôn mặt này biến dạng.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

Hình ảnh đầu tiên do tàu vũ trụ Trung Quốc chụp trên Sao Hỏa

Trung Quốc vừa công bố những bức ảnh đầu tiên của bề mặt Sao Hỏa do robot thăm dò Zhurong chụp được.

Sao Hỏa đang báo hiệu xấu cho tham vọng của loài người

Nghiên cứu mới nhất sử dụng dữ liệu tàu vũ trụ của NASA cho thấy sóng trọng trường toả ra từ hành tinh đỏ có thể khiến nó ngày càng không phù hợp để con người sinh sống.

Tàu vũ trụ NASA tiếp cận Mặt Trăng

Sau khi tách khỏi tên lửa SLS, tàu vũ trụ Orion đã tiếp cận bề mặt Mặt Trăng trong lúc đi vào quỹ đạo cho sứ mệnh Artemis I.

Việt Anh

Bạn có thể quan tâm