Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện mới về hiệu quả vượt trội của mũi vaccine thứ tư

Nhóm nghiên cứu tại Anh cho biết mức độ kháng thể chống lại virus sẽ đạt đỉnh sau khi tiêm mũi vaccine thứ 4, cách hơn 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi thứ 3.

Nghiên cứu cho thấy mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 4 có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, vượt qua cả mức đỉnh đạt được sau khi tiêm mũi thứ 3, Guardian đưa tin ngày 9/5.

“Chúng tôi đã chứng minh mũi vaccine thứ 4 có thể giúp tăng cường đáng kể mức độ kháng thể và khả năng miễn dịch tế bào sau hơn 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi thứ 3”, giáo sư Saul Faust, người đứng đầu nghiên cứu và là giám đốc cơ sở nghiên cứu lâm sàng NIHR Southampton, cho biết.

Mui vaccine thu 4 giup tang cuong khang the anh 1

Mức độ kháng thể chống lại virus sẽ đạt đỉnh sau khi tiêm mũi vaccine thứ 4. Ảnh: New York Times.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã đo lượng phản ứng miễn dịch ở 166 người tình nguyện viên tham gia. Những người này đã tiêm mũi vaccine thứ 4 trung bình 7 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường Pfizer/BioNTech.

Trước đó, tất cả người tham gia đã tiêm hai mũi vaccine Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca.

Một nửa nhóm này đã được lựa chọn ngẫu nhiên để tiêm mũi thứ 4 là vaccine Pfizer/BioNTech, trong khi những người còn lại được tiêm nửa liều Moderna.

Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến vaccine được ghi nhận sau đó.

Phân tích dữ liệu ở 133 người tham gia cho thấy 14 ngày sau khi tiêm mũi thứ 4, lượng kháng thể của họ đã gia tăng.

Cụ thể, lượng kháng thể ở người tiêm vaccine Pfizer/BioNTec tăng gấp 1,6 lần, và người tiêm nửa liều Moderna tăng hơn gấp hai lần so với 28 ngày sau liều thứ ba, khi nồng độ kháng thể được cho là vẫn ở mức cao nhất.

Ngoài ra, tế bào T - tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể - cũng tăng lên đáng kể sau đó.

“Kết quả về tính sinh miễn dịch (immunogenicity) phù hợp với bằng chứng quan sát về hiệu quả của vaccine từ Israel. Điều này cho thấy sự gia tăng khả năng bảo vệ, giúp giảm triệu chứng và nguy cơ bệnh nặng (khi mắc Covid-19)”, nhóm nghiên cứu cho biết.

COVAX khó đạt mục tiêu phân bổ vaccine

Việc chậm trễ trong thích ứng và thay đổi phù hợp với tình hình thực tế là nguyên nhân khiến COVAX - sáng kiến đảm bảo công bằng vaccine Covid-19 - không đạt được mục tiêu đề ra.

Vì sao một số người miễn nhiễm với Covid-19?

Việc nghiên cứu người không nhiễm virus dù tiếp xúc với nguồn bệnh - có thể là nhờ phản ứng của tế bào T - sẽ cung cấp thêm manh mối cho giới khoa học về cách chống lại Covid-19. 

Minh An

Bạn có thể quan tâm