Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện mới về bông hoa bị giam chặt trong hổ phách gần 40 triệu năm

Bông hoa hóa thạch lớn nhất từng được biết đến bên trong hổ phách có thể giúp các nhà khoa học khám phá sự sống cách đây gần 40 triệu năm.

Các nhà khoa học đã có những phát hiện mới về bông hoa hóa thạch, lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1872. Ảnh: Carola Radke.

Các nhà khoa học đã phát hiện điểm mới về bông hoa hóa thạch được lưu giữ bên trong hổ phách suốt gần 40 triệu năm, CNN đưa tin ngày 12/1.

Theo Eva-Maria Sadowski, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Museum für Naturkunde, bảo tàng lịch sử tự nhiên của Berlin, bông hoa hóa thạch đã bị lãng quên trong bộ sưu tập của Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Thiên nhiên Liên bang ở Berlin (BGR).

Sadowski nói rằng bà nghe nói về bông hoa hóa thạch, được biết đến với tên chính thức là mẫu vật X4088, từ một đồng nghiệp đã nghỉ hưu.

“Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy từng đến thăm BGR và nhìn thấy bông hoa hổ phách lớn nhất, tuyệt vời nhất trong bộ sưu tập của họ… Vì vậy, tôi đã hỏi người phụ trách bộ sưu tập BGR liệu tôi có thể đến xem bộ sưu tập của họ không, và ở đó tôi tìm thấy mẫu vật X4088”, Sadowski cho biết.

Với đường kính 28 mm, đây là bông hoa hóa thạch trong hổ phách lớn nhất từng được biết đến. Nó lớn gấp 3 lần kích thước của các hóa thạch tương tự.

Sadowski chiết xuất và kiểm tra phấn hoa từ hổ phách. Bà phát hiện bông hoa đã bị xác định sai khi nó được nghiên cứu lần đầu tiên.

“Tên chi ban đầu của mẫu vật này là Stewartia thuộc họ thực vật Theaceae. Nhưng chúng tôi có thể chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng điều này không đúng, chủ yếu dựa trên hình thái phấn hoa”, bà nói. “Khi mẫu vật được nghiên cứu lần đầu tiên vào thế kỷ XIX, họ (đã) không phát hiện hoặc nghiên cứu phấn hoa”.

Theo phát hiện mới, loài hoa này có họ hàng gần với một chi thực vật có hoa phổ biến ở châu Á ngày nay, được gọi là Symplocos.

Trước đó, vào năm 1872, các nhà khoa học đã phân loại nó là Stewartia kowalewskii, một loại cây thường xanh có hoa đã tuyệt chủng.

Các tác giả nghiên cứu sau đó đã đề xuất tên mới cho hoa là Symplocos kowalewskii.

Hoa cổ đại không được mô tả rõ ràng trong hồ sơ hóa thạch. Chúng nở ra và biến đổi thành quả, nên có rất ít mẫu vật được lưu giữ cho tới ngày nay.

Trước đó, vào cuối tháng 10/2022, Bộ trưởng Môi trường Campuchia Say Samal cho biết các nhà khảo cổ học nước này lần đầu khai quật được một hóa thạch khủng long trên đảo Koh Por, thuộc tỉnh Koh Kong, Khmer Times đưa tin.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.



Bữa ăn cuối cùng gây bất ngờ của khủng long microraptor

Các nhà cổ sinh vật học cho biết họ đã xác định được bàn chân của động vật có vú có kích thước bằng con chuột bên trong khung xương hóa thạch của một cá thể khủng long microraptor.

Lần đầu phát hiện hóa thạch khủng long ở Campuchia

Bộ trưởng Môi trường Campuchia Say Samal cho biết các nhà khảo cổ học nước này lần đầu khai quật được một hóa thạch khủng long trên đảo Koh Por, thuộc tỉnh Koh Kong.

Minh An

Bạn có thể quan tâm