Tàu con thoi Challenger bên trong tòa nhà lắp ráp phương tiện của NASA. Ảnh: AP. |
Trong thông báo hôm 10/11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết "hiện vật" được một nhóm làm phim phát hiện ngoài khơi bờ biển phía đông Florida, Mỹ, Guardian đưa tin.
Các thợ lặn đã tìm thấy một mảnh vỡ bị cát bao phủ, gần với vị trí "bờ biển không gian" của Florida - nơi sứ mệnh của Challenger được thực hiện. Đoàn làm phim sau đó đã gửi thông tin này đến NASA.
Trong một tuyên bố, Quản trị viên Nasa Bill Nelson cho biết: “Mặc dù đã gần 37 năm kể từ khi 7 nhà thám hiểm táo bạo và dũng cảm thiệt mạng trên tàu Challenger, thảm kịch này sẽ mãi mãi khắc ghi trong ký ức chung của đất nước chúng ta. Đối với hàng triệu người trên toàn cầu, bao gồm cả tôi, ngày 28/1/1986 vẫn như ngày hôm qua”.
Ông Nelson cũng cho biết NASA đang cố gắng xác định xem liệu có thể khôi phục được mảnh vỡ hay không và đang xem xét xem có thể làm gì để thể hiện sự tôn vinh các phi hành gia thiệt mạng thông qua mảnh vỡ, theo Reuters.
Băng đóng trên bệ phóng tàu con thoi Challenger vào sáng ngày 28/1/1986. Ảnh: NASA. |
Bất chấp một số lo ngại của các nhân viên, NASA đã cho phép đợt phóng của Challenger hôm đó diễn ra. 73 giây sau khi cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, con tàu đã phát nổ. Tất cả 7 thành viên trên tàu đều thiệt mạng.
Một cuộc điều tra sau đó đã phát hiện ra rằng có trục trặc lớn trên tàu vì nhiệt độ thấp làm ảnh hưởng đến độ bền của máy móc, đặc biệt là các con dấu O-ring của tàu con thoi.
Ngày nay, Challenger được xem là tàu con thoi đã thay đổi "chương trình không gian của NASA mãi mãi" và đã để lại một di sản to lớn.
Challenger là tàu con thoi thứ hai bay vào vũ trụ và đã hoàn thành chín hành trình bay từ năm 1983 đến 1986, trước khi phát nổ. Đây cũng là tàu con thoi chở người phụ nữ Mỹ đầu tiên và người Mỹ gốc Phi đầu tiên vào vũ trụ, theo Space.
UFO - những nghi vấn chưa giải thích được
Cuốn sách "Vật lý của những điều tưởng chừng bất khả" của tác giả Michio Kaku đề cập đến những dấu hiệu về UFO được nhiều hành khách quan sát thấy trên chuyến bay JAL-Flight 1628 vào năm 1986, và được nghiên cứu bởi Cục Hàng không Liên bang Mỹ.