Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện loài động vật tự mọc lại thân từ chiếc đầu bị rụng

Loài sên biển tên Sacoglossan có khả năng tự rụng đầu, sau đó mọc lại phần thân mới để loại bỏ ký sinh trùng trên cơ thể mình.

Các nhà khoa học ở Nhật Bản vừa phát hiện ra một loài sên biển tên Sacoglossan có khả năng tự rụng đầu và mọc lại một cơ thể mới sau đó, trang The Guardian đưa tin ngày 9/3.

Theo quan sát, quá trình từ lúc rụng toàn bộ phần thân và mọc lại một cơ thể hoàn chỉnh, với tim và các bộ phận quan trọng khác, mất chưa đầy một tháng. Các nhà nghiên cứu gọi đây là quá trình “tự loại bỏ phần thân” (hay autonomy).

Nghiên cứu viên Sayaka Mitoh, thuộc Đại học Phụ nữ Nara, cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy phần đầu của con vật vẫn di chuyển sau khi đã đứt lìa với phần thân”.

Trong bài viết đăng trên tạp chí Cell Biology, chuyên gia Mitoh và đồng nghiệp Yoichi Yusa, đã mô tả cách mà họ phát hiện điều kỳ lạ này khi nghiên cứu về sự sống của loài sên biển.

Cụ thể, họ đã quan sát trên ba cá thể sên biển được lai tạo trong phòng thí nghiệm và một cá thể ngoài tự nhiên. Tất cả đều có hình thức tự rụng phần đầu, ở vị trí cổ của mình, và để lại một cơ thể với tim, thận, ruột và hầu hết cơ quan sinh sản.

Sen bien tu moc lai than sau khi rung dau anh 1

Phần đầu vẫn hoạt động sau khi đứt lìa khỏi thân của loài sên biển. Ảnh: The Guardian.

Phần thân chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, từ vài ngày đến vài tháng trước khi phân hủy. Ngược lại, những chiếc đầu có thể ăn tảo trong vài giờ sau khi rụng và chữa lành vết thương trong vòng một ngày sau đó.

Ngoài ra, hai chuyên gia Mitoh và Yusa còn nhận thấy trên cổ của sên biển có một đường rãnh. Vì vậy, họ đã thử buộc dây nylon xung quanh đó và thật bất ngờ, quá trình hồi phục lại diễn ra nhanh hơn.

Nhờ đó, các nhà khoa học tin rằng loài sên biển có thể đã phát triển kỹ năng này như một cách để loại bỏ những ký sinh trùng trong cơ thể chúng.

Bên cạnh đó, quá trình mà sên biển Sacoglossan lấy năng lượng nuôi cơ thể khi không còn hệ tiêu hóa cũng cuốn hút nhóm nghiên cứu.

Hai nhà khoa học Mitoh và Yusa cho rằng loài sên biển này có thể đã tận dụng nguồn năng lượng từ chính quá trình quang hợp của các loại tảo mà chúng đã ăn.

Giáo sư Maria Byrne, Đại học Sydney, người không tham gia vào nghiên cứu, ngạc nhiên khi nói về loài sên biển này: “Tôi gọi chúng là loài sên chạy bằng năng lượng Mặt Trời”.

Rồng xanh dạt vào bờ biển ở Australia

Những con rồng xanh cùng nhiều sinh vật với hình dáng kỳ lạ khác đã trôi dạt vào bờ biển ở phía đông Australia.

'Rồng xanh' hiếm thấy liên tiếp dạt vào bờ biển Texas

Các du khách đến đảo Padre ở Texas gần đây liên tiếp phát hiện ra những sinh vật có hình dạng kỳ quái màu xanh như những con rồng tí hon.

Sang Trần

Bạn có thể quan tâm