Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện hố đen gần Trái Đất nhất trong lịch sử

Các nhà thiên văn học thông báo họ vừa phát hiện ra hố đen có vị trí gần Trái Đất nhất từ trước tới nay với khoảng cách 1.600 năm ánh sáng.

Hình minh họa mô tả hố đen gần Trái Đất nhất và ngôi sao đồng hành với hố đen giống Mặt Trời. Ảnh: NOIRLab.

Hố đen này được đặt tên là Gaia BH1 và nằm trong chòm sao Ophiuchus. Hố đen này nặng gấp 10 lần Mặt Trời và chỉ cách Trái Đất khoảng 1.600 năm ánh sáng.

Nhà khoa học Kareem El-Badry thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết ban đầu, họ xác định hố đen này bằng cách sử dụng tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, AP đưa tin.

Nhóm của ông El-Badry sau đó đã theo dõi hố đen này bằng kính viễn vọng Gemini North đặt ở Hawaii để xác nhận đây là phát hiện mới. Phát hiện này đã được công bố trên chuyên san Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia (Anh).

Giới khoa học chưa tìm ra câu trả lời cho việc tại sao hố đen này có thể hình thành trong dải ngân hà.

Theo Space, Gaia BH1 nằm trong hệ nhị phân, với thành viên còn lại là ngôi sao tương tự Mặt Trời. Điểm đặc biệt là khoảng cách giữa lỗ đen và ngôi sao nói trên bằng đúng khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời.

UFO - những nghi vấn chưa giải thích được

Cuốn sách "Vật lý của những điều tưởng chừng bất khả" của tác giả Michio Kaku đề cập đến những dấu hiệu về UFO được nhiều hành khách quan sát thấy trên chuyến bay JAL-Flight 1628 vào năm 1986, và được nghiên cứu bởi Cục Hàng không Liên bang Mỹ.

Phát hiện hố đen có khối lượng gấp 9 lần Mặt Trời

Hố đen VFTS243 có khối lượng gấp 9 lần Mặt Trời, thuộc hệ nhị phân với một ngôi sao đồng hành.

Phát hiện hố đen 'lớn' nhanh nhất trong 9 tỷ năm

Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm