Phát hiện hành tinh tí hon bên ngoài hệ mặt trời
Bằng cách dùng kính viễn vọng Kepler, Nasa vừa tìm thấy hành tinh nhỏ nhất bên ngoài hệ mặt trời có tên là Kepler-37b.
Hành tinh Kepler-37b. |
Hành tinh vừa được tìm thấy nhỏ hơn mặt trăng và mất 13 ngày để quay quanh ngôi sao của nó.
Kepler-37b có nhiệt độ bề mặt là hơn 400 độ C nên nước và sự sống không thể tồn tại được. Do kích thước nhỏ bé và bề mặt nóng nên hành tinh này chủ yếu là đá và không có bầu khí quyển.
Kepler-37b quay quanh ngôi sao giống như mặt trời cùng với 2 hành tinh khác, một lớn hơn nó và một lớn gấp 2 lần trái đất.
Theo các nhà khoa học, Kepler-37b có kích thước bằng khoảng 80% sao Thủy và là hành tinh ngoại lai đầu tiên được phát hiện có kích thước nhỏ hơn bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời của chúng ta.
Kepler-37b bằng khoảng 80% kích thước sao Thủy. |
Việc phát hiện ra những hành tinh ngoại, tức là những hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời giúp chúng ta nâng cao kiến thức về hệ thống hành tinh và thấy có hình dạng khác với hành tinh của chúng ta.
Cho đến tận gần đây, các nhà khoa học mới chỉ tìm thấy hành tinh ngoại lớn hơn, chứ chưa tìm thấy hành tinh nào nhỏ hơn.
Nhóm nghiên cứu của NASA dùng kính viễn vọng Kepler, loại kính có thể đo được đồng thời và liên tục ánh sáng của hơn 150.000 ngôi sao trong vòng 30 phút.
Đỗ quyên
Theo Infonet