Phát hiện hành tinh tiềm năng sống đa dạng hơn địa cầu
Cách địa cầu 13 năm ánh sáng, hành tinh mới được phát hiện nằm tại vùng sống quanh một ngôi sao lùn đỏ giống với mặt trời của chúng ta, nhưng có tuổi thọ lớn hơn nhiều so với Thái dương hệ.
Do ngôi sao lùn đỏ mang tên Gliese 581 vừa được phát hiện ra đời trước khi mặt trời của chúng ta được hình thành nên nếu hành tinh nằm ở vùng sống của nó tồn tại sự sống, chắn chắn nó sẽ đa dạng và phát triển hơn so với các dạng sống đã và đang tồn tại dưới địa cầu nhờ lợi thế đi trước.
Hành tinh mới được phát hiện nằm cách trái đất 13 năm ánh sáng. |
Đặc biệt, hành tinh vừa được phát hiện nằm cách trái đất khoảng 13 năm ánh sáng, tại khu vực mà thiên văn học gọi là sân sau của Thái dương hệ, nên con người hoàn toàn có khả năng nghiên cứu và xác định khá chính xác những gì đang diễn ra trên bề mặt hành tinh mới được tìm thấy. Tuy nhiên, khoảng cách này vẫn là quá xa nếu con người muốn đưa các thiết bị thăm dò hay đặt chân tới thám hiểm hành tinh giống địa cầu mới phát hiện.
Cùng với hành tinh giống trái đất vừa được tìm thấy, còn có 2 hành tinh khác nằm cách chúng ta 300 và 600 năm ánh sáng được liệt vào danh sách đối tượng quan tâm. Chúng đều là hành tinh quay quanh những ngôi sao lùn đỏ nằm rải rác trong thiên hà. Thậm chí, số lượng các hành tinh tương tự chưa được phát hiện còn rất nhiều bởi 6% các vật thể quay xung quanh những ngôi sao lùn đỏ đều có thể nằm trong khu vực không quá nóng hoặc quá lạnh để hỗ trợ sự sống.
Cả ba hành tinh giống với trái đất trên đều được kính viễn vọng không gian Kepler phát hiện trong hành trình săn lùng sự sống trên vũ trụ. Một trong số 3 hành tinh tiềm năng sống sở hữu kích cỡ nhỏ hơn trái đất trong khi 2 đối tượng còn lại đều lớn hơn địa cầu. Nhiệt độ ở cả 3 hành tinh này đều khá ấp áp, phù hợp cho sự phát triển của sự sống.
Hồng Duy
Theo Infonet