Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện bằng chứng nước chảy trên sao Hỏa

Dữ liệu từ một vệ tinh của Mỹ cho thấy nước chảy trên nhiều sườn dốc của sao Hỏa vào những tháng mùa hè.

Ảnh minh họa: NASA
Ảnh minh họa: NASA

Lujendra Ojha - nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Nepal đang làm việc tại Viện Công nghệ Georgia tại Mỹ - sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để nghiên cứu bề mặt sao Hỏa. MRO sở hữu Crism, một thiết bị có khả năng phân tích thành phần hóa học của bề mặt hành tinh.

Crism đã nghiên cứu 4 địa điểm, nơi các vệt màu sẫm xuất hiện rồi biến mất trên các sườn núi, thung lũng trong những tháng mùa hè của sao Hỏa, Guardian đưa tin.

Từ dữ liệu mà Crims cung cấp, nhà khoa học trẻ gốc Nepal và các đồng nghiệp nhận thấy những vệt màu sẫm xuất hiện do sự di chuyển của nước. Những mỏ muối tồn tại phía trên các vệt sẫm.

Những loại muối có thể thay đổi ngưỡng đóng băng và bốc hơi của nước trong bầu khí quyển khô cằn của sao Hỏa, cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng trong khoảng thời gian đủ lâu để chảy.

Sự tồn tại của nước làm tăng khả năng sự sống tồn tại trên sao Hỏa. Các nhà khoa học của NASA không biết nguồn gốc của nước trên hành tinh đỏ, song họ đoán nó là băng trong lòng đất, tầng muối ngậm nước. Ngoài ra, hơi nước trong bầu khí quyển khô cằn của sao Hỏa cũng có thể ngưng tụ thành nước.

Đại dương mới có thể xuất hiện trên địa cầu

Một khe nứt có chiều dài 56 km ở châu Phi có thể dẫn tới sự hình thành của đại dương mới trên trái đất trong tương lai, các nhà khoa học dự đoán.

Mô phỏng cuộc sống con người trên sao Hỏa

Một họa sĩ Thụy Điển vẽ ra viễn cảnh chinh phục Hỏa tinh và tưởng tượng cách con người sống trên bề mặt hành tinh đỏ.

 

Linh Phong

Bạn có thể quan tâm