Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện 2 ngôi sao song sinh đang được 'ấp' trong đĩa vật chất

Cặp ngôi sao quan sát được đang hình thành nhờ sự bồi tụ năng lượng từ các đĩa vật chất có kích thước khổng lồ bao quanh.

CNN hôm 5/10 cho biết hai ngôi sao đang hình thành nằm cách Trái Đất khoảng từ 600-700 năm ánh sáng. Hai ngôi sao được bao quanh bởi những vòng tròn gọi là đĩa vật chất, gồm khí và bụi, giúp nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển của hai ngôi sao.

"Kích thước của mỗi đĩa vật chất tương đương với kích thước vành đai tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, khoảng cách giữa chúng thì gấp 28 lần khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất", Felipe Alves, chuyên gia từ Viện Vật lý vũ trụ Max Planck, cho biết.

su hinh thanh cua ngoi sao anh 1
Hình ảnh thu được về cặp sao song sinh đang hình thành. Ảnh: CNN.

Các nhà khoa học cho biết hai đĩa vật chất được bao quanh bởi một đĩa lớn hơn giúp tạo ra hình dạng xoắn như chiếc bánh quy của chúng. Chiếc đĩa lớn hơn này có khối lượng tương đương 80 lần Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.

Chiếc đĩa lớn bao quanh ngoài cùng là nguồn năng lượng đầu tiên cung cấp cho hai ngôi sao. Sau khi hấp thụ hết năng lượng từ đĩa lớn này, mỗi ngôi sao sẽ hấp thụ năng lượng từ đĩa vật chất riêng bao quanh mình.

"Cuối cùng thì chúng tôi cũng mô phỏng được hệ thống lưỡng sao phức tạp, với hệ thống sợi năng lượng kết nối chúng với các đĩa vật chất nơi chúng được sinh ra. Kết quả này giúp giới hạn các mô hình về sự hình thành của sao", Paola Caselli, Giám đốc điều hành Viện Max Planck, cho biết.

Để quan sát được các ngôi sao, nhóm nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Atacama ở Chile.

Hai ngôi sao quan sát được là những ngôi sao trẻ nhất được tìm thấy tại Tinh vân tối Barnard 59. Đây được gọi là Tinh vân tối bởi chúng có những đám bụi dày tới mức che phủ ánh sáng phát ra từng các ngôi sao. Trước đó, các nhà thiên văn học cho rằng không có ngôi sao nào tồn tại ở khu vực này.

Phi hành gia NASA ngồi từ ISS chụp cảnh bạn thân đang bay vào vũ trụ

Bức ảnh khói xoắn vòng bay giữa bầu khí quyển Trái Đất cùng ngôi sao sáng phía trên là hình ảnh tên lửa Soyuz của Nga giữa bầu trời đêm, chở theo người bạn thân của Christina Koch.

Khoa học bối rối với 'chuyện lạ' hành tinh lớn xoay quanh sao lùn đỏ

Giới khoa học bất ngờ khi tìm thấy hệ mặt trời cách Trái Đất gần 30 năm ánh sáng, dù trung tâm là một ngôi sao lùn đỏ cỡ nhỏ vẫn giữ được hành tinh khối lượng lớn trong quỹ đạo.


Duy Anh

Bạn có thể quan tâm