Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi hành gia NASA ngồi từ ISS chụp cảnh bạn thân đang bay vào vũ trụ

Bức ảnh khói xoắn vòng bay giữa bầu khí quyển Trái Đất cùng ngôi sao sáng phía trên là hình ảnh tên lửa Soyuz của Nga giữa bầu trời đêm, chở theo người bạn thân của Christina Koch.

Bức ảnh được phi hành gia NASA Christina Koch chụp hôm 25/9 từ vị trí của cô tại Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

"Đó là những gì nhìn thấy từ trạm vũ trụ khi người bạn thân nhất của bạn thực hiện giấc mơ cả đời là được bay lên vũ trụ. Khoảnh khắc bắt đầu giai đoạn thứ hai của tiến trình! Không thể chờ lâu hơn để đón bạn trên tàu, phi hành đoàn của Soyuz 61!", Koch viết trên Twitter.

buc anh ten lua Soyuz cua Nga phong len khong gian anh 1
Tên lửa Soyuz của Nga phóng vào không gian chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Ảnh: CNN.

Trên con tàu vũ trụ Soyuz MS-15 (cuộc thám hiểm 61), được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, là người bạn thân nhất của Koch, kỹ sư tàu vũ trụ NASA Jessica Meir.

Đồng hành cùng Meir là Oleg Skripochka, từ Roscosmos (cơ quan vũ trụ Nga) và Hazzaa Ali Almansoori, phi hành gia đầu tiên của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) bay vào vũ trụ.

Theo giải thích của Koch, vệt khói là vết tích của tàu vũ trụ sau khi được phóng đi.

Hình ảnh chụp từ mặt đất cũng cho thấy hình dạng kỳ lạ của vệt sáng mà tên lửa đã tạo ra trên đường tới ISS.

buc anh ten lua Soyuz cua Nga phong len khong gian anh 2
Hình ảnh chụp được từ nơi phóng đi ở Kazakhstan. Ảnh: Instagram.

Đây không phải lần đầu Koch chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp về không gian. Cô đã giảm độ phơi sáng trên máy ảnh của mình để ghi lại hiệu ứng hình ảnh đặc biệt này. Đây cũng là lý do tại sao không có ngôi sao nào được nhìn thấy xung quanh.

Tên lửa Soyuz bay đến trạm vũ trụ ISS lúc 15h42 (giờ EDT) cùng ngày.

Trong chuyến thám hiểm, Meir và các thành viên phi hành đoàn khác sẽ lắp đặt pin lithium-ion mới cho hai trong số các tấm năng lượng mặt trời của trạm vũ trụ, theo NASA.

Phi hành gia Almansoori sẽ chỉ dành 8 ngày tại ISS trước khi trở về Trái Đất.

Khoa học bối rối với 'chuyện lạ' hành tinh lớn xoay quanh sao lùn đỏ

Giới khoa học bất ngờ khi tìm thấy hệ mặt trời cách Trái Đất gần 30 năm ánh sáng, dù trung tâm là một ngôi sao lùn đỏ cỡ nhỏ vẫn giữ được hành tinh khối lượng lớn trong quỹ đạo.

Trung Quốc nâng cấp phi cơ H-6 mang tên lửa, đối phó tàu sân bay Mỹ

Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc đã được nâng cấp để mang tên lửa đạn đạo chống hạm, có thể là DF-21D, đủ sức tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.



Hà Lan

Bạn có thể quan tâm