Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Pháo phản lực Mỹ có giúp xoay chuyển cục diện ở Ukraine?

Các quan chức quân sự cho biết pháo phản lực M142 HIMARS mà Mỹ chuyển cho Ukraine đã chứng minh năng lực trên thực địa, song thời gian và số lượng vũ khí là rào cản với Kyiv.

Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao (HIMARS) do Mỹ viện trợ là tâm điểm của loạt vũ khí tầm xa mà phương Tây chuyển giao cho Ukraine, trong bối cảnh các loại lựu pháo và đạn pháo của Kyiv dần cạn kiệt.

Dù vậy, hiện chỉ có 4 khẩu HIMARS đã tham gia chiến sự tại Ukraine, cùng 4 khẩu khác sẽ đến trong tháng này. Các quan chức Ukraine nói rằng họ cần ít nhất 300 hệ thống pháo phản lực để đối đầu với quân đội Nga.

Theo các quan chức Lầu Năm Góc, quân đội Ukraine đang sử dụng HIMARS một cách thận trọng, chỉ bắn một hoặc hai tên lửa dẫn đường vào các kho vũ khí hoặc đồn chỉ huy, và đặt nó ở xa tiền tuyến để đảm bảo an toàn, theo New York Times.

“Cho đến nay nó dường như là hệ thống khá hữu ích”, Rob Lee, chuyên gia quân sự người Nga thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại tại Mỹ, nói về loại vũ khí Washington viện trợ cho Kyiv.

“Nó sẽ giúp cản trở bước tiến của quân Nga, nhưng không có nghĩa Ukraine có thể giành lại lãnh thổ”, ông nói thêm.

HIMARS không phải nhân tố duy nhất

Ông Rob Lee nói rằng thành công của HIMARS và các loại pháo phản lực khác không chỉ đến từ số lượng các tổ hợp pháo phản lực, mà còn phụ thuộc vào số lượng đạn và loại đạn Mỹ hay đồng minh cung cấp.

Sự khác biệt về đạn dược giữa phương Tây và các nước Liên Xô cũ khiến Ukraine gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các loại đạn được viện trợ, trong khi phần lớn đạn có sẵn chỉ tương thích với những vũ khí do Nga chế tạo.

Đối với HIMARS, lực lượng Ukraine phụ thuộc vào tên lửa dẫn đường tích hợp tín hiệu GPS. Một kíp phóng 3 người sẽ phối hợp với nhau trong mỗi lần tập kích.

phao phan luc himars cua my anh 1

Một khẩu M142 HIMARS khai hỏa từ tàu chiến ở Thái Bình Dương. Ảnh: Strategic Bureau.

Sau hội nghị bộ trưởng Quốc phòng NATO ngày 15/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng các loại tên lửa dẫn đường từ phương Tây có hiệu quả hơn so với tên lửa do Nga chế tạo đã được sử dụng tại chiến trường.

“Nó là vũ khí chính xác cao. Với một tổ đội được huấn luyện bài bản, họ sẽ bắn trúng những gì họ nhắm đến”, ông Austin nói. “Theo thời gian, những gì các đồng minh và đối tác viện trợ sẽ mang lại sự khác biệt”.

Ngoài việc có thể bắn loại đạn tầm xa dẫn đường, HIMARS cũng có điểm mạnh về tốc độ. Nó có thể định vị mục tiêu khi đang di chuyển đến vị trí bắn, được tùy chỉnh bắn từng tên lửa hoặc phóng loạt cả 6 tên lửa trong một phút, và có thể thay đạn nhanh chóng.

Với khoảng 90 kg chất nổ trong mỗi quả rocket, sức công phá của một tổ hợp HIMARS có thể sánh ngang với một cuộc không kích từ chiến đấu cơ mang bom dẫn đường.

“Nếu họ (Ukraine) dùng vũ khí đúng cách, họ có thể hạ gục khá nhiều mục tiêu”, Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nhận định.

Những rào cản với Kyiv

Năng lực của HIMARS đã được chứng minh, song thời gian đang là yếu tố bất lợi cho Ukraine.

Các hệ thống pháo của phương Tây có độ chính xác và tính cơ động cao hơn, nhưng sẽ mất vài tuần để đưa đến chiến trường cũng như mất thời gian huấn luyện cho binh sĩ Ukraine. Trong khi đó, Nga dần có những bước tiến vững chắc tại khu vực Donbas ở miền Đông.

Ngày 1/7, Mỹ công bố gói viện trợ 820 triệu USD cho Ukraine, bao gồm đạn sử dụng cho HIMARS, cùng hai tên lửa phòng không và radar phản pháo. Mỹ đã viện trợ quân sự gần 7 tỷ USD cho Kyiv kể từ khi chiến sự bùng phát hồi tháng 2.

phao phan luc himars cua my anh 2

Khung cảnh cho thấy tổ hợp M142 HIMARS khai hỏa ở một địa điểm không được tiết lộ tại Ukraine trong một video được đăng tải hôm 24/6. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden Ukraine sẽ nhận nốt 4 pháo phản lực HIMARS vào giữa tháng 7. Nhóm đầu tiên gồm 60 binh sĩ Ukraine đã được huấn luyện sử dụng loại vũ khí này, và một nhóm khác cũng đang được đào tạo tại Đức.

Quan chức Lầu Năm Góc tuần này cho biết những khẩu pháo đầu tiên đến Ukraine đã chứng minh được hiệu quả trên thực địa, và 4 khẩu tiếp theo sẽ đến "trong tương lai gần".

Các quan chức Ukraine liên tục kêu gọi Mỹ và đồng minh viện trợ thêm pháo hạng nặng khi Moscow tập trung vào chiến dịch ở miền Đông, nơi mà nhiều nhà phân tích quân sự đánh giá sức mạnh pháo binh sẽ là nhân tố quyết định cho cục diện chiến trường.

Ngày 23/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov thông báo lô pháo HIMARS đầu tiên đã đến Ukraine. Hai ngày sau, tướng Valeriy Zaluzhnyi của quân đội Kyiv cho biết pháo binh đã dùng HIMARS tấn công những cơ sở quân sự của Nga trên lãnh thổ Ukraine.

Các quan chức Mỹ đã xác nhận tuyên bố của Ukraine.

Hiện vẫn còn những thảo luận về việc Ukraine sẽ cần thêm bao nhiêu hệ thống pháo phản lực.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, nói rằng Ukraine cần thêm 300 pháo phản lực và 500 xe tăng, cùng một số khí tài khác để giành ưu thế trên chiến trường. Đây là những con số lớn hơn gấp nhiều lần so với các cam kết của phương Tây.

Trong khi đó, Michael G. Vickers, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, nhận định binh lính Ukraine sẽ cần ít nhất 60-100 vũ khí HIMARS hoặc các loại pháo phản lực khác để giành ưu thế về pháo binh.

Video 'pháo phun lửa' của Nga bắn loạt tên lửa vào mục tiêu Ukraine Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/6 tung video pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A Solntsepyok bắn loạt tên lửa nhắm vào các mục tiêu của quân đội Ukraine.

Ukraine tuyên bố đã dùng HIMARS đánh trúng mục tiêu

Một tướng Ukraine ngày 25/6 tuyên bố hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp đã được sử dụng và đánh trúng các mục tiêu ở vùng do Nga kiểm soát tại nước này.

Tên lửa HIMARS của Mỹ tới Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov ngày 23/6 cho biết các hệ thống tên lửa HIMARS được Washington viện trợ cho Kyiv đã tới lãnh thổ Ukraine, theo Reuters.

‘Qua bom hen gio’ o chau Au hinh anh

‘Quả bom hẹn giờ’ ở châu Âu

0

Đại dịch Covid-19 đã phơi bày nhiều điểm yếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, các nước không còn nhiều thời gian để khắc phục những lỗ hổng này.

Trần Hoàng

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm