Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phần lớn những gì ta có thể làm đều tiềm ẩn dưới từng tế bào

Con người là một thực thể sống động đang phát triển và tiềm năng của sự phát triển đó cũng vượt quá tầm hiểu biết của chính bản thân mỗi người.

Tôi tin rằng mọi người đều có cảm giác rằng mình có những tiềm năng lớn lao hơn con người hiện tại của mình. Tiềm năng này thường bị lu mờ bởi những yếu tố tiêu cực như sức khỏe kém, những điều không may, cũng như những bi kịch và bất hạnh của cuộc sống.

Nhưng nó có thể bị che mờ bởi sự chần chừ trong việc tận dụng những cơ hội mà cuộc sống trao tặng cũng như những lỗi lầm đáng hối hận như sự thiếu kỷ luật, thiếu niềm tin, thiếu sáng tạo và thiếu cam kết. Con người thực sự của bạn là gì? Và quan trọng hơn là bạn có thể trở thành con người như thế nào nếu bạn đã là tất cả những gì bạn có thể nghĩ đến?

Liệu đó có phải là những câu hỏi không thể trả lời được, hay ta có thể nhờ đến những nguồn tư liệu nào đó để hướng dẫn mình trong vấn đề hóc búa như thế? Nói cho cùng thì loài người đã quan sát hành vi của bản thân mình (cả thành công lẫn thất bại) trong hàng chục hoặc hàng trăm nghìn năm.

Trong suốt thời gian đó, những phù thủy, nhà tiên tri, nhà thần bí, nghệ sĩ và nhà thơ đã chắt lọc những tinh túy từ sự quan sát của họ để diễn tả bản chất con người cả trong hiện tại lẫn tiềm năng có thể đạt đến trong tương lai. Bằng cách này, họ cung cấp cho chúng ta nhiều khía cạnh khác nhau về những gì tinh túy nhất của bản chất con người, và trình bày chúng dưới những hình thức hấp dẫn và khó có thể bị lãng quên.

Vuot len trat tu anh 1

Con người có tiềm năng rất lớn. Ảnh: Vncmd.

Những con người sáng tạo ấy viết những vở kịch và kể những câu chuyện để kích thích óc sáng tạo của ta, và họ đong đầy giấc mơ của ta với những viễn cảnh tiềm năng của tương lai. Những gì sâu sắc và thâm thúy nhất trong các tác phẩm của họ được ghi nhớ, thảo luận, trau chuốt và trở thành những nghi lễ giúp kết nối con người qua hàng trăm năm và tạo thành nền tảng văn hóa của chúng ta. Những câu chuyện đó là nền tảng để xây dựng nên các công trình đồ sộ về triết học, tôn giáo và nghi lễ trong bất kì xã hội phức tạp, phồn vinh và hạnh phúc nào.

Đây là lý do những câu chuyện ấy vẫn còn tồn tại mãi với thời gian: Chúng gợi lên những điều ta biết từ trong sâu thẳm ý thức mình nhưng ta không nhận ra là mình biết chúng.

Nhà triết học Hy Lạp Socrates tin rằng mọi sự học hỏi đều là những dạng khác nhau của việc ghi nhớ. Socrates cho rằng phần tinh túy của linh hồn là bất tử và nó biết mọi thứ trước khi được tái sinh trở lại.

Tuy nhiên, vào thời điểm con người ra đời, tất cả tri thức đều bị lãng quên và cần phải được gợi nhớ lại thông qua kinh nghiệm sống. Có nhiều điểm ta cần phải thảo luận về giả thuyết này vì nó nghe rất lạ lùng với thời hiện đại.

Có thể nói rằng phần lớn những gì ta có thể làm (cả về cơ bắp lẫn trí tuệ) đều tiềm ẩn sâu tận trong từng tế bào của ta. Những trải nghiệm sống mới mẻ sẽ kích hoạt tiềm năng này và giải phóng những năng lực có sẵn trong ta qua lịch sử tiến hóa lâu đời.

Có lẽ đó là cách thức cơ bản nhất mà cơ thể chúng ta lưu giữ sự thông thái của tổ tiên và khai thác nó khi cần thiết. Khả năng đa dạng của con người tồn tại thông qua cách thức này (và một số cơ chế khác nữa). Vì thế, có những điều sâu sắc trong ý tưởng rằng học hỏi là một sự ghi nhớ.

Trước hết, một điều rõ ràng là ngoài khả năng “ghi nhớ” (vốn cần thiết để kích hoạt khả năng tiềm ẩn sẵn có), con người còn có thể học hỏi thêm nhiều điều hoàn toàn mới mẻ. Đây là một trong những yếu tố căn bản giúp phân biệt con người với loài vật.

Ngay cả các loài động vật có vú thông minh như tinh tinh và cá heo vẫn lặp lại những hành vi đặc trưng của giống loài qua thế hệ này đến thế hệ khác với rất ít sự thay đổi. Ngược lại, con người có thể liên tục khám phá, tiếp xúc với những điều mới mẻ, xem xét và thích nghi với chúng, biến chúng thành một phần của mình. Hơn nữa, chúng ta còn có thể chuyển đổi kiến thức của mình từ một góc nhìn nào đó đến một góc nhìn mới mẻ hơn.

Chúng ta có thể quan sát những hành động của một sinh vật sống (con người hay loài vật) và bắt chước chúng thông qua sự phối hợp của hệ thần kinh nhận thức và vận động. Chúng ta thậm chí còn có thể tổng quát hóa những hành vi bắt chước bằng cách nắm bắt “tinh thần” của điều ta đang quan sát và tạo ra những nhận thức và hành vi phù hợp với tinh thần đó. Điều này tạo nên một phần của kiến thức và sự hiểu biết ẩn sâu trong tâm trí ta.

Ngoài ra, ta cũng có thể quan sát và ghi chép lại hành động của một người hoặc một sự việc nào đó và diễn đạt lại tất cả hành động ấy sau một khoảng thời gian khi người hoặc việc đó không còn tồn tại nữa.

Điều cuối cùng (và bí ẩn nhất) là khả năng tưởng tượng và thực hiện một điều mà ta chưa từng thấy bao giờ, một điều hoàn toàn mới mẻ và sáng tạo. Và ta có thể chuyển tải tất cả khả năng đó (tức sự thích ứng và sáng tạo) vào trong những câu chuyện về những người mà ta ngưỡng mộ lẫn căm ghét. Và đó là cách ta xác định được ta là ai, và ta có thể trở thành con người như thế nào.

Muon su tai duyen hinh anh

Muôn sự tại duyên

0

Mọi sự mọi vật trên thế gian và cả vũ trụ này đều được tạo thành bởi rất nhiều điều kiện mới có thể tồn tại, nên ta gọi đó là duyên sinh. Tuy nhiên, mọi duyên đều tuân theo nguyên tắc nhân quả, nên còn gọi là nhân duyên. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Jordan B. Peterson/ Sài Gòn Books và NXB Thế Giới

SÁCH HAY