Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phần Lan kiên nhẫn chờ phê duyệt gia nhập NATO

Chỉ sau khoảng 3 tháng diễn ra “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine, Phần Lan đã đi đến quyết định lịch sử khi xin gia nhập NATO dù đối mặt các rủi ro khó lường.

Thời gian gần đây, trong bối cảnh Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24/2, Phần Lan đã quyết định từ bỏ quy chế trung lập, đánh dấu sự chuyển đổi mang tính lịch sử đối với cục diện chính trị quốc tế và quan hệ giữa các quốc gia.

Bất chấp việc tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Helsinki đang tạm thời bị trì hoãn vì sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ, quyết tâm của quốc gia này dường như không suy giảm.

Trong một cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto khuyên người dân nước này kiên nhẫn, theo New York Times.

Dù vậy, theo ông, NATO nên đặt ra điều kiện như nhau cho mọi quốc gia "vì nếu không, các nước thành viên NATO sẽ đặt ra điều kiện khác nhau cho ứng viên, và tôi đoán rằng kết quả sẽ là sự hỗn loạn".

Cơ sở của "Phần Lan hóa"

Là một quốc gia nằm ở khu vực Bắc Âu, Cộng hòa Phần Lan với diện tích hơn 400 km², có chung biên giới với ba nước là Nga, Na Uy và Thụy Điển.

Phần Lan hình thành quốc gia từ rất muộn. Xuyên suốt hơn 650 năm (thế kỷ XII-XVIII), Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển rồi trở thành một đại công quốc trong khoảng thời gian 1809-1917. Ngày 6/12/1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa.

phan lan gia nhap nato anh 1

Một người lính biên phòng Phần Lan canh gác tại khu vực biên giới với Nga. Ảnh: Biên phòng Phần Lan.

Theo IPS, kể từ khi bị Liên Xô đánh bại trong Thế chiến 2, chính sách trung lập luôn được duy trì nhằm có được đảm bảo về mặt an ninh, toàn vẹn lãnh thổ. Song, nước này cũng dần có sự dịch chuyển về quan điểm và thay đổi trong những chính sách đối ngoại với Nga và NATO.

Năm 1948, Phần Lan ký kết Hiệp định Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ với Liên Xô. Hiệp định này là cơ sở cho chính sách “Phần Lan hóa”. Theo đó, nước này sẽ được duy trì chủ quyền nhưng phải giữ vị trí trung lập trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, không tham gia cả NATO và Hiệp ước Warsaw.

Theo Economist, hiệp định cũng giúp Moscow duy trì tầm ảnh hưởng đáng kể đối với chính sách đối nội và đối ngoại của Phần Lan.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, mặc dù đã đơn phương bãi bỏ những hạn chế cuối cùng theo Hiệp ước Hòa bình Paris (năm 1947) và Hiệp định Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ (năm 1948), Phần Lan vẫn theo đuổi chính sách trung lập.

Cho tới nay, quan hệ giữa Phần Lan và Nga vẫn đi theo chiều hướng tích cực khi Ngoại trưởng Nga đương nhiệm Sergei Lavrov tuyên bố mối quan hệ căng thẳng giữa EU và Nga không phản ánh tiêu cực mối quan hệ giữa Phần Lan và Nga. Đồng thời, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đánh giá cao vị thế trung lập của Phần Lan.

Sau khi căng thẳng Nga - Ukraine lên cao, Phần Lan đã bày tỏ thái độ ủng hộ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, với tư cách là thành viên EU.

Ngày 28/2, Phần Lan đã đảo ngược chính sách không gửi vũ khí tới vùng chiến sự kéo dài nhiều thập kỷ, sau khi Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin tuyên bố gửi lô hàng viện trợ quân sự đầu tiên gồm súng trường, đạn, vũ khí chống tăng và quân lương cho Ukraine.

Ngày 26/5, Thủ tướng Phần Lan có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kyiv. Thông cáo đăng trên Twitter của chính phủ Phần Lan cùng ngày cũng đã nhấn mạnh về việc Phần Lan sẽ tăng cường biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.

Quan hệ đối tác 3 thập kỷ của Phần Lan - NATO

Xuyên suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, Phần Lan luôn giữ chính sách trung lập với chính sách “Phần Lan hóa” cùng mục tiêu “bảo vệ độc lập và an ninh” bất chấp tầm ảnh hưởng từ hai khối do Liên Xô và Mỹ dẫn đầu. Theo đó, quốc gia này luôn giữ vững cam kết sẽ không gia nhập liên minh quân sự NATO cho tới nay.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, trọng tâm đối ngoại của Phần Lan dần chuyển hướng cùng với sự phát triển và mở rộng của phương Tây. Phần Lan tiến hành hợp tác trên cơ sở cùng có lợi với NATO với mục tiêu chính là phát triển khả năng quân sự, phòng thủ quốc gia và quản lý khủng hoảng quốc tế, theo Bộ Ngoại giao Phần Lan.

phan lan gia nhap nato anh 2

Cùng với Thụy Điển, Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine. Ảnh: AFP.

Năm 1994, Phần Lan tiến hành hợp tác với NATO trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác vì Hòa bình (PfP), đồng thời trở thành đối tác Cơ hội Tăng cường (EOP) của NATO và tham gia vào Quy trình Đánh giá và Hoạch định trong NATO từ năm 1995.

Phần Lan vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách trung lập về quân sự. Đến năm 2014, sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea và gia tăng hoạt động quân sự tại vùng biển Baltic làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận với một số ý kiến ủng hộ việc gia nhập NATO.

Trước bối cảnh xung đột tại Ukraine năm 2022, ngày 12/5, Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto đánh tiếng về việc chính phủ nước này sẽ gia nhập NATO. Ngày 15/5, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cùng Tổng thống Sauli Niinisto chính thức lên tiếng công bố quyết định trên.

Chỉ 3 ngày sau đó (18/5), cùng với Thụy Điển, Phần Lan chính thức nộp đơn tại trụ sở của khối liên minh này tại Brussels (Bỉ).

Trước động thái trên, ngày 13/5, Bộ Ngoại giao Nga đã mô tả thông báo của Phần Lan là “một động thái mang tính thù địch” và Moscow có thể sẽ tiến hành đáp trả, bao gồm cả các biện pháp "quân sự - kỹ thuật" không nêu rõ.

Ngày 16/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo về sự mở rộng của NATO sẽ dẫn tới phản ứng của nước này, song điều đó còn “phụ thuộc vào bản chất của những mối đe doạ”, theo Reuters.

Ngày 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cảnh báo hành động gia nhập NATO của Phần Lan sẽ phải hứng chịu “các biện pháp đáp trả tương xứng”. Cụ thể, Nga sẽ bố trí 12 đơn vị và sư đoàn ở quân khu phía Tây nhằm nâng tầm chiến đấu của quân đội và đối phó với mối đe dọa do Mỹ và NATO gây ra.

Vì sao Phần Lan gia nhập NATO?

Việc nộp đơn gia nhập NATO đánh dấu bước ngoặt, Phần Lan chính thức đoạn tuyệt với tình trạng phi liên kết về quân sự. Đáng chú ý, theo Reuters, quyết định trên của quốc gia Bắc Âu nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía quốc gia thành viên thuộc liên minh như Mỹ, Thụy Điển, Czech…, hướng tới mục tiêu hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Đối với NATO, với vị trí địa chiến lược quan trọng tại châu Âu, khi Phần Lan gia nhập, đường biên giới trên đất liền của liên minh sẽ tăng từ 1.215 km tới 2.600 km. NATO cũng sẽ được hưởng lợi khi một nước sở hữu tiềm lực về mặt quân sự với lực lượng hải quân tinh nhuệ và lực lượng tình báo quân sự hàng đầu như Phần Lan gia nhập.

phan lan gia nhap nato anh 3

Việc kết nạp Phần Lan sẽ giúp NATO có thêm sức mạnh, đặc biệt tại Bắc Âu. Ảnh: Reuters.

Đối với Phần Lan, một quốc gia có đường biên giới trải dài gần 1.300 km với Nga sẽ nhận được sự đảm bảo về an ninh do Điều 5 của Hiến chương NATO. Theo đó, khi một nước thành viên của NATO bị tấn công vũ trang thì coi như toàn khối cũng bị xâm lược. Đồng thời, Phần Lan cũng sẽ nhận thêm sự huấn luyện để bổ sung thêm sức mạnh cho hải quân và không quân ở phía bắc.

Mặc dù việc gia nhập NATO sẽ đem lại một số lợi ích về mặt an ninh, chiến lược, Phần Lan cần chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để tiếp tục bảo vệ nền quốc phòng, duy trì lực lượng trong trường hợp phải đối mặt với “cơn thịnh nộ” khi chưa có sự bảo vệ của điều 5 trong quá trình phê duyệt tư cách thành viên.

Theo CNN, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto nhấn mạnh tới chính sách “mở cửa” của NATO, yêu cầu sự bảo vệ từ liên minh đối với các quốc gia đang hoàn tất quá trình gia nhập.

Động thái gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển đã được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ gây ra sự xáo trộn lớn trên trường quốc tế.

Dù tiến trình vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của một liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian, sau khi nhận được sự “nhiệt liệt hoan nghênh” từ Tổng thư ký NATO Jens Stolenberg và các nước thành viên.

'Phần Lan hóa' không thuộc về thế kỷ 21 Bà Tanja Jääskeläinen, Phó vụ trưởng Vụ Chính trị, Bộ Ngoại giao Phần Lan, cho biết Helsinki coi NATO là chủ thể thúc đẩy an ninh và ổn định xuyên Đại Tây Dương và ở châu Âu.

Tham vọng gia nhập NATO nhanh gọn của Phần Lan, Thụy Điển chấm dứt

Nguy cơ quá trình gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển bị trì hoãn lâu dài vẫn hiện hữu khi cuộc đàm phán gần đây nhất đã không đạt được kết quả.

'Gót chân Achilles' của Phần Lan

Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, nhiều người đang lo ngại Aland - quần đảo tự trị phi quân sự của Phần Lan - có thể trở thành "gót chân Achilles" của đất nước.

Phương Anh - Thùy Linh

Bạn có thể quan tâm