Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Phải xử lý hình sự người sử dụng chất tạo nạc nuôi heo'

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, mức xử phạt thấp hơn lợi nhuận từ việc sử dụng chất tạo nạc nên cơ sở chăn nuôi vẫn ồ ạt sử dụng. Cần xử lý hình sự hoặc tiêu hủy đàn để răn đe.

Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết, năm 2015 địa phương tổ chức 4 đợt lấy mẫu tại 225 trang trại nuôi heo để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, có 31 trang trại với hàng nghìn con dương tính chất salbutamol (chất tạo nạc thuộc nhóm beta agonist cấm sử dụng trong chăn nuôi). Đây là con số cao nhất trong 3 năm qua.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai.

Ông Phạm Minh Đạo - Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết, hiện tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang có chiều hướng giảm so với đầu năm. Tuy nhiên, so với trước, năm nay tình trạng này nở rộ một cách bất thường.

Từ năm 2012 đến nay, Sở lên kế hoạch và duy trì kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, tham mưu với UBND tỉnh lên phương án giải quyết.

Chủ trang trại đóng cửa khi đoàn kiểm tra đến

Theo ông, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Đồng Nai có phải cao nhất nước?

- Khó trả lời đúng vấn đề này vì tôi không nắm số liệu so sánh trên toàn quốc. Tuy nhiên, nếu lấy 2 mẫu xét nghiệm và phát hiện một mẫu dương tính (50%) để nói tỷ lệ cao thì khập khiễng; ngược lại lấy 1.000 mẫu mà phát hiện 2 mẫu vi phạm mà nói thấp cũng không được. Vấn đề so sánh là rất khập khiễng, không chuẩn.

- Việc sử dụng tràn lan chất tạo nạc là do đâu thưa ông?

Từ trước đến nay, địa phương mới phát hiện chất cấm trên đàn heo, còn gia cầm thì sao thưa ông?

- Đàn gia cầm thì chưa phát hiện vì chúng tôi chỉ tập trung vào kiểm tra trên đàn heo là chính vì chất cấm chủ yếu là dùng tạo nạc. Ngoài việc lấy mẫu nước tiểu heo để xét nghiệm, chúng tôi còn kiểm tra các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Hiện nay, về mặt kỹ thuật thì vẫn có giống, có quy trình tạo nạc mà không cần sử dụng thuốc. Nhưng theo quy trình này thì phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nên người chăn nuôi ngại áp dụng.

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng liên ngành gặp phải những khó khăn gì?

- Tại mỗi huyện chúng tôi có đội liên ngành kiểm tra. Còn Sở NN-PTNT cũng tổ chức đoàn liên ngành gồm công an, Chi cục Quản lý thị trường và Chi cục Thú y.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Có những hộ biết chắc sử dụng chất cấm nhưng khi đến kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm thì họ đóng cửa, né tránh bằng cách đi vắng. Do vậy, tổ công tác phải đến nhiều lần hoặc tổ chức lực lượng theo luật định để cưỡng chế lấy mẫu.

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 1.500 trang trại chăn nuôi heo, tổng đàn khoảng 1,7 triệu con. Ảnh: P.T 

Hiện nay mới chỉ lấy mẫu ngẫu nhiên ở số ít trang trại để kiểm tra nhưng đã phát hiện hàng nghìn con heo dương tính với chất cấm. Nếu tổng lực kiểm tra toàn bộ thì chắc chắn con số sẽ cao hơn nhiều?

- Đồng Nai hiện có 2.130 trang trại chăn nuôi (trong đó 1.500 trại nuôi heo) thì không có cách nào kiểm tra đại trà được. Với số lượng trang trại lớn như vậy, nếu làm tổng lực thì phải lập nhiều đoàn, nhiều thành phần nhưng như thế sẽ không có đủ nhân lực và không còn thời gian làm việc khác. Hơn nữa, chi phí phân tích mẫu không hề rẻ. Đây cũng là hạn chế trong vấn đề kiểm tra chất cấm.

Đồng Nai là tỉnh có nhiều trang trại chăn nuôi heo của công ty lớn và hàng trăm trang trại gia công. Theo ông những nơi này liệu người ta có sử dụng chất cấm?

- Tôi nghĩ là không. Ở những nơi này quy trình nuôi được kiểm soát nghiêm ngặt. Hơn nữa họ làm ăn vì uy tín, phát triển lâu dài nên sẽ không vì cái lợi trước mắt mà phạm luật.

Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp thương lái đến thu mua của trại rồi tập kết chỗ khác, cho heo ăn chất cấm một thời gian để tạo nạc rồi xuất ra thị trường. Chúng tôi đang xây dựng quy định tạm thời để quản lý thương lái. Sắp tới, thương lái phải đăng ký hành nghề đúng quy định và được tập huấn đầy đủ.

Xử lý hình sự để răn đe

Chế tài xử phạt đối với những trang trại sử dụng chất cấm hiện nay có đủ mạnh để răn đe không, thưa ông?

- Mức xử lý như hiện nay vẫn là phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng đối với nông hộ vi phạm và 10 đến 20 triệu đồng đối với trang trại. Xử phạt kiểu này không có hiệu quả. Nó chỉ có tác dụng với những người làm nhỏ còn đối với hộ làm lớn thì họ không sợ.

Phạt 20 triệu đồng nhưng người dùng chất cấm có thể đạt lợi nhuận 50 triệu thì nhiều người vẫn sẵn sàng vi phạm. Muốn giải quyết vấn đề thì nhà nước phải sửa lại các quy định.

- Theo ông quy định như thế nào mới đủ làm người chăn nuôi sợ?

- Vừa qua, Sở NN-PTNT Đồng Nai đã kiến nghị nếu phát hiện sai phạm thì sẽ thiêu hủy đàn để người vi phạm biết họ có thể lâm vào phá sản nếu sử dụng chất cấm. Có như vậy người ta mới sợ. Từ đó, khi thương lái đưa chất cấm cho chủ trang trại thì người ta cũng không dám dùng.

Trong trường hợp người bán cám trộn chất cấm vào thì hộ chăn nuôi phải cảnh giác, lấy hóa đơn để truy nguồn gốc. Theo tôi, biện pháp cuối cùng là nên ra quy định xử lý hình sự đối với việc sử dụng chất cấm.

Chất Salbutamol được ngành y tế nhập về để trị hen suyễn cho người. Do vậy, phải quản lý làm sao để chất này không tràn ra thị trường. Nhưng đó là hàng chính ngạch, còn hàng nhập tiểu ngạch, hàng lậu thì ai là người quản lý? Phải chặn ngay từ những khâu này mới mong có hiệu quả.

Người Việt chưa già đã... đổ bệnh

Bà Nguyễn Thị Khá - Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội rất lo ngại chuyện “chưa già đã đổ bệnh” do tình trạng mất vệ sinh ATTP ở mức báo động hiện nay.


Ngọc An

Bạn có thể quan tâm