Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch Covid-19

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu phân tích 3 điều kiện để "Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch", chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

Quốc hội sáng 29/5 thảo luận tại hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 và việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cho biết, từ giữa năm 2022, trên diễn đàn Quốc hội ông đã đề nghị nên xem xét công bố hết dịch Covid-19. Vừa qua, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao) sang nhóm B (các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, có thể gây tử vong) và công bố hết dịch tại Việt Nam.

"Đến nay, từ kinh nghiệm thực tiễn, trải qua các đợt chống dịch, tôi cho rằng Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch Covid-19 vì đã đủ các điều kiện", ông Hiếu nhận định.

Cong bo het dich Covid-19 anh 1

ĐB Nguyễn Lân Hiếu phát biểu sáng nay.

Nêu các lý do, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết, điều kiện đầu tiên tỷ lệ bệnh nặng do Covid-19 gây ra hầu như không còn. Điều kiện thứ 2, Việt Nam đã đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin rộng, ông Hiếu đánh giá đây là thành công rất lớn trong tiêm chủng.

Điều kiện thứ ba, tình hình Covid-19 trên thế giới đã ổn định. Đầu tháng 5, WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Từ đây, ông Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh đây là ba điều kiện cơ bản và cần thiết để Việt Nam chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Khi Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A, cần coi đây là bệnh lý chuyên khoa và xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. Việc chi trả cũng cần ứng xử như các bệnh lý khác, nghĩa là do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.

ĐB Lân Hiếu cho rằng, trải qua 3 năm chống dịch, cần rút ra bài học kinh nghiệm từ những thành công và sai lầm trong quá khứ.

"Chúng ta không thể không thấy sự cố gắng của mọi tầng lớp xã hội chung tay chống đại dịch. Có những việc tưởng như không thể mà chúng ta đã hoàn thành trong thời gian rất ngắn và rất tốt như thành lập quỹ vắc xin, tiêm chủng trên diện rộng, thành lập các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19…", ông Hiếu chia sẻ.

Ông phát biểu: "Chúng ta đã chứng kiến cả một hệ thống vào cuộc với hơn 100% sức lực nhưng hết dịch vẫn nhiều điều đáng tiếc xảy ra, những bài học kinh nghiệm vô cùng xương máu. Vì vậy, cần khẩn trương chuẩn bị cả vật chất, văn bản pháp luật, quy trình, hướng dẫn cần thiết để ứng phó tốt hơn với các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai hoặc khả năng Covid-19 bùng phát trở lại".

ĐB Nguyễn Lân Hiếu đồng ý với đề xuất của đoàn giám sát về việc Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn việc sử dụng vật tư, trang thiết bị y tế đã được chuẩn bị chống dịch trước đây, để chuyển sang điều trị khám chữa bệnh thông thường.

Bộ Y tế nên giao các bệnh viện, địa phương quyết định việc sử dụng để tránh lãng phí những cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được mua sắm, cho tặng.

Về y tế dự phòng, ông Hiếu cho biết được cùng đoàn giám sát Quốc hội đến các trạm y tế xã, thấy những khó khăn nổi trội vẫn là nhân lực, thu nhập, chất lượng khám chữa bệnh và cơ sở vật chất… Theo ông việc tăng lương, xây trụ sở đẹp, mua máy móc không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Bởi lương không thể tăng mãi, cơ sở khang trang mà không có bệnh nhân, máy móc hiện đại mà không ai biết sử dụng…cuối cùng là lãng phí rất lớn.

Ông phân tích, trạm y tế xã phường có 2 nhiệm vụ: dự phòng (tiêm chủng, phòng chống dịch, giáo dục tuyên truyền…) và điều trị (chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các bệnh mạn tính, sơ cấp cứu tại cộng đồng…). Tuy nhiên nhiệm vụ thứ hai ngày càng “teo tóp” khiến việc hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất trở nên khó khăn so với trước đây.

"Không có lý gì cùng là một bệnh nếu chữa ở xã chỉ được dùng thuốc hạ áp giá 100 đồng/viên. Còn lên tỉnh, huyện lại được cấp viên thuốc đắt tiền hơn. Một đêm trực tiền thù lao chẳng đáng là bao, khám một bệnh nhân được 27 nghìn mà còn trừ ngược trừ xuôi. Vậy làm cách nào để một hệ thống dày công xây dựng từ nhiều thế hệ đi trước không bị teo tóp và mất hoàn toàn chức năng điều trị", ĐB đặt vấn đề.

Theo ông Hiếu, nên thử nghiệm một mô hình mới, coi trạm y tế xã phường là phòng khám của trung tâm y tế quận huyện. Các tiêu chuẩn con người là tương đương nhau, cả người bệnh và nhân viên y tế. Bác sĩ trung tâm y tế quận huyện sẽ có buổi khám ngoại trú cố định ở xã phường, đặc biệt là các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

Mục đích nhằm tư vấn cho những người bệnh đi chữa đúng địa chỉ, thăm khám sau khi đã chữa tại các cơ sở y tế tuyến trên hay những vấn đề đơn giản có thể xử lý luôn ở trạm y tế xã, phường.

Ngoài ra với từng địa phương cần có kế hoạch cụ thể chi tiết tới từng trạm y tế theo địa chính trị. Ông Hiếu ví von "cần may đo cẩn thận không mặc đồng phục cho tất cả trạm y tế trong cả hệ thống".

ĐB tỉnh Bình Định trăn trở y tế còn bộn bề công việc, ông mong Quốc hội, Chính phủ, người dân có góc nhìn khách quan, cảm thông.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Quốc hội cho ý kiến việc sử dụng nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch

Quốc hội dành cả ngày 29/5 thảo luận tại hội trường về: Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở...

Báo cáo giám sát chống dịch Covid-19 chỉ có 3 dòng về kit test, Việt Á

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết trong báo cáo giám sát về Covid-19 dài 110 trang nhưng chỉ 3 dòng về kit test và Việt Á. Nếu đưa nội dung này ra Quốc hội, nhiều đại biểu sẽ đặt câu hỏi.

Chuẩn bị hồ sơ trình Thủ tướng xem xét công bố hết dịch Covid-19

Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp các bộ chuẩn bị hồ sơ chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, công bố hết dịch Covid-19.

https://vietnamnet.vn./pgs-ts-nguyen-lan-hieu-viet-nam-co-the-yen-tam-cong-bo-het-dich-covid-19-2148206.html

Thu Hằng/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm