Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuẩn bị hồ sơ trình Thủ tướng xem xét công bố hết dịch Covid-19

Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp các bộ chuẩn bị hồ sơ chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, công bố hết dịch Covid-19.

Việt Nam sẽ xây dựng kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN.

Ngày 14-20/5, cả nước ghi nhận 12.190 ca mắc Covid-19, giảm so với tuần trước đó. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có hơn 11,6 triệu ca mắc; trong đó có 10,6 triệu bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, 43.202 ca tử vong.

Hiện, có 85 bệnh nhân nặng được theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế; trong đó có 76 ca thở oxy qua mặt nạ; 4 ca thở oxy dòng cao HFNC; 1 ca thở máy không xâm lấn; 4 ca thở máy xâm lấn.

Chuẩn bị hồ sơ để chuyển dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Ngày 18/5, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3575 gửi Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Công văn nêu rõ xét báo cáo số 626/BC-BYT ngày 13/5 của Bộ Y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 về việc chuyển phân loại bệnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và công bố hết dịch đối với dịch Covid-19, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Thủ tướng cũng đồng ý việc kiện toàn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 theo đề xuất của Bộ Y tế tại báo cáo nêu trên.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ, trình Thủ tướng xem xét, quyết định; giao Bộ Y tế chuẩn bị nội dung, chương trình, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức họp Ban chỉ đạo Quốc gia vào ngày 27/5 để công bố kết thúc nhiệm vụ của ban chỉ đạo.

Bộ Y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và tình hình thực tế dịch tại Việt Nam, xây dựng kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025, ban hành theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Dù vậy, dịch bệnh vẫn còn đó và virus không tự biến mất, vẫn là một phần trong cuộc sống.

Các quốc gia vẫn cần nâng cao năng lực ứng phó, không được lơ là, mất cảnh giác. Tổ chức Y tế Thế giới vẫn có thể khôi phục tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Covid-19 bất kể lúc nào nếu tình hình dịch nguy cấp trên thế giới.

Tiếp tục cảnh giác với Covid-19

Theo nhận định của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Việt Nam từ trước đến nay ở mức thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của thế giới là 0,99%.

Đây là một số liệu thể hiện nỗ lực của hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh của Việt Nam trong công tác điều trị Covid-19 suốt 3 năm qua, với việc chuyển đổi rất kịp thời các hình thức từ cách ly tuyệt đối, điều trị 100% tại bệnh viện cho đến triển khai các cơ sở điều trị theo mô hình tháp ba tầng và sau đó là triển khai điều trị, theo dõi, giám sát tại nhà.

Để giảm tử vong do Covid-19, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tiếp tục cảnh giác với Covid-19, phát hiện sớm các trường hợp bệnh.

dich Covid-19 anh 1

Cần phát hiện sớm các ca mắc Covid-19, tránh lây nhiễm sang người cao tuổi có bệnh nền. Ảnh: TTXVN.

Các đơn vị hồi sức, đơn vị chạy thận, đơn vị có bệnh nhân nặng đang điều trị ở bệnh viện phải theo dõi, giám sát chặt chẽ để sớm phát hiện ca bệnh, cách ly ra khỏi khu vực đang điều trị, tránh để lây nhiễm vào các bệnh nhân đang điều trị cùng đơn vị. Bởi nếu xảy ra lây nhiễm, Covid-19 thường sẽ lây nhiễm sang bệnh nhân có bệnh nền, nguy cơ cao, như vậy tỷ lệ tử vong có thể gia tăng.

Biện pháp tiếp theo là tăng cường năng lực cho hồi sức cấp cứu. Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) tiếp tục cập nhật kế hoạch, huy động sự hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức quốc tế để đào tạo, huấn luyện về hồi sức cấp cứu đối với điều trị Covid-19, đặc biệt là vấn đề thở máy, hệ thống oxy cho các cơ sở y tế; chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục theo dõi, giám sát, tăng cường hội chẩn với tuyến trên khi điều trị ca bệnh nặng, đảm bảo có sự liên thông chặt chẽ giữa các tuyến, chỉ chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết và có sự liên hệ trước để có thể chủ động điều trị ca bệnh nặng, mang đến hiệu quả cao nhất; hạn chế chuyển tuyến trong trường hợp số ca bệnh tăng cao.

Các cơ sở y tế cũng cần tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm để hạn chế dịch bệnh lây lan trong bệnh viện.

Tất cả cơ sở khám chữa bệnh nghiêm túc thực hiện cách ly ca bệnh Covid-19, áp dụng mang khẩu trang ở tất cả khu vực lâm sàng, khu vực có người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối việc mang khẩu trang theo quy định.

Đặc biệt, các cơ sở y tế chú trọng bảo vệ đối tượng có nguy cơ cao; trong trường hợp đến khám có dấu hiệu, triệu chứng của Covid-19 phải tiến hành xét nghiệm bằng cả PCR và test nhanh để chẩn đoán sớm, cách ly ngay.

Các đơn vị theo dõi, đánh giá các ca lâm sàng Covid-19 phải nhập viện, một số trường hợp phải gửi xét nghiệm, giải trình tự gene để phát hiện sớm biến thể mới của virus.

Đặc biệt, các bệnh viện phải chú ý đến trường hợp người bệnh nặng, tử vong để có xét nghiệm giải trình tự gene, phát hiện sớm biến thể.

Các cơ sở y tế lưu ý những trường hợp không mắc bệnh nền mắc Covid-19 có dấu hiệu nặng, vì đây là những trường hợp đáng lo ngại, cần giám sát chặt chẽ để có thể phát hiện sớm biến chủng gây gia tăng tình trạng nặng, như trước đây là chủng Delta.

Theo các chuyên gia, hiện các ca mắc Covid-19 là người cao tuổi không xác định chính xác nguồn lây. Tuy nhiên, khả năng cao là người bệnh có thể tiếp xúc với mầm bệnh từ các thành viên trong gia đình.

Các thành viên gia đình có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh lúc đi làm, đi học, nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chỉ nghĩ là cảm, sốt, sổ mũi thông thường; đồng thời đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc từng mắc bệnh nên cơ thể có kháng thể cao, nhiễm bệnh nhưng thể bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng và lây tiếp sang nhóm dễ biến chứng trong gia đình.

Để bảo vệ người có bệnh nền, cao tuổi, cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tuân thủ khuyến cáo 2K của Bộ Y tế và tiêm vaccine đủ mũi, đúng lịch. Khi có triệu chứng hô hấp (sốt, ho, sổ mũi...) nên test nhanh để tầm soát và biết tự cách ly với mọi người, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền.

Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Sở Y tế TP.HCM nói về thuốc cổ truyền điều trị Covid-19

Theo Sở Y tế TP.HCM, thuốc Sunkovir dùng để điều trị cho những người mắc bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp như cúm, Covid-19 thể nhẹ.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

TTXVN

Bạn có thể quan tâm