Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

OPEC tiến thoái lưỡng nan

Bóng ma của một cú sốc nguồn cung dầu trong mùa đông này đã khiến OPEC+ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan về việc liệu có nên đảo ngược quyết định cắt giảm sản lượng.

OPEC giam san luong anh 1

Lộ trình cắt giảm sản lượng đó được tổ chức này đặt ra vào tháng trước, theo Wall Street Journal.

Bắt đầu từ đầu tháng 12, thị trường dầu mỏ sẽ phải đối mặt với một loạt vấn đề tiềm ẩn mà một số thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) coi là cơ hội tiềm năng để tăng sản lượng.

Trong khi đó, nhiều người vẫn coi đây là lý do để tiếp tục giữ nguyên kế hoạch cắt giảm sản lượng của họ.

Trong hai tuần qua, các thành viên OPEC đã bắt đầu thảo luận không chính thức về khả năng nhu cầu dầu tăng trong mùa đông này, nhiều đại biểu của OPEC cho biết. Theo họ, nguyên nhân ban đầu là việc dữ liệu cho thấy nhu cầu dầu tăng trong những tháng tới.

Những cơn gió ngược chiều

Ngoài ra, họ cũng chỉ ra những dữ liệu liên quan khác. Vào ngày 5/12, một ngày sau khi OPEC+ (OPEC và các nhà sản xuất khác, gồm cả Nga) dự kiến họp, Liên minh châu Âu chuẩn bị áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga.

Cùng ngày, G7 sẽ áp đặt giá trần đối với dầu thô của Moscow. Trong khi đó, giới chức Nga khẳng định sẽ không bán dầu cho những quốc gia áp đặt giá trần, từ đó làm tăng khả năng chênh lệch cung cầu.

Vào hôm 21/11, phát biểu trước báo giới, Phó thủ tướng Alexander Novak cho biết Moscow không có kế hoạch cung cấp dầu hoặc các sản phẩm dầu mỏ cho các quốc gia áp đặt giá trần, TASS đưa tin.

Ngoài ra, Wall Street Journal cho rằng đã có những tin tức đáng thất vọng từ Mỹ, khi nhiều công ty dầu đá phiến đã không khoan thêm để tận dụng giá cao trong năm nay.

Và cuối cùng, các nhà sản xuất lớn của OPEC như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Iraq từ lâu đã không hài lòng với ngưỡng sản xuất tối đa được OPEC cho phép - con số họ cho là quá thấp, nhiều nguồn tin cho biết.

Với những cơn gió ngược chiều đang nổi lên trên thị trường năng lượng, một số đại diện của OPEC+, bao gồm cả Saudi Arabia, đã bắt đầu thảo luận liệu có nên xem xét lại quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào tháng trước.

Quyết định cắt giảm sản lượng đó đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, khi coi đây là hành động cự tuyệt nỗ lực cải thiện quan hệ với Saudi Arabia của Tổng thống Joe Biden.

Tuy nhiên, Saudi Arabia bác bỏ những tuyên bố chỉ trích vương quốc này sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, cho biết điều đó phục vụ lợi ích của cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Họ cũng coi đây là quyết định hợp lý về mặt kinh tế.

Vào đầu phiên giao dịch hôm 21/11, cả hai loại dầu tiêu chuẩn trên đã giảm sâu hơn 5 USD một thùng, chạm mức thấp nhất trong 10 tháng, sau khi Wall Street Journal đưa tin OPEC+ có thể sẽ xem xét tăng sản lượng lên tới 500.000 thùng mỗi ngày tại cuộc họp sắp tới của nhóm này vào ngày 4/12.

OPEC giam san luong anh 2

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đã đề xuất OPEC+ có thể đặt ra các biện pháp tiếp tục cắt sản lượng trong cuộc họp vào tháng tới. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, giá dầu bật tăng vào thứ trong ngày 22/11 sau khi Saudi Arabia bác bỏ thông tin họ đang đàm phán với nhóm các nước sản xuất dầu OPEC+ để tăng sản lượng.

Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia là Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày hiện tại sẽ tiếp tục cho đến cuối năm 2023.

“Việc cắt giảm 2 triệu thùng mỗi ngày hiện tại của OPEC+ sẽ tiếp tục cho đến cuối năm 2023 và nếu cần thực hiện các biện pháp tiếp theo bằng cách giảm sản lượng để cân bằng cung cầu, chúng tôi luôn sẵn sàng can thiệp”, Hoàng tử Abdulaziz cho biết, Reuters đưa tin.

Helima Croft, chiến lược gia tại công ty môi giới RBC của Canada, cho biết giá dầu giảm nhanh chóng sau thông tin của Wall Street Journal có thể củng cố quan điểm rằng ngay cả việc đảo ngược một phần việc cắt giảm sản lượng cũng sẽ là một ý tưởng tồi.

Chờ đợi

Bà Croft cho biết OPEC+ có khả năng sẽ không đưa ra bất kỳ quyết định quyết liệt nào cho đến sau khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ, khi có thông tin rõ ràng về mức độ thiếu hụt nguồn cung đến từ Nga.

Theo vị chuyên gia, Saudi Arabia sẽ tìm cách đạt được sự cân bằng giữa việc hỗ trợ châu Âu có thêm dầu với việc ngăn chặn tình trạng bán tháo.

Bên cạnh đó, bà Croft cho biết có khả năng OPEC có thể điều chỉnh sản lượng tối đa cho phép dành cho một số nhà sản xuất - một động thái có thể giúp tăng sản lượng hiệu quả.

UAE là ví dụ nổi bật nhất về một nhà sản xuất có ngưỡng tối đa được OPEC cho phép khai thác thấp hơn công suất thực tế của họ.

Họ chỉ được phép sản xuất tối đa hơn 3 triệu thùng dầu/ngày, nhưng công suất của họ là hơn 4 triệu thùng/ngày.

OPEC giam san luong anh 3

Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược ở Freeport, Texas, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Quốc gia này hôm 22/11 đã phủ nhận họ đang tìm cách tăng sản lượng của OPEC+, nhưng những người tham gia thị trường đều hiểu rằng họ đang thúc đẩy OPEC cho phép bơm nhiều dầu hơn.

Các quốc gia như UAE đã và đang chi hàng tỷ USD để xây dựng năng lực nhằm sản xuất càng nhiều dầu càng tốt trước khi quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo diễn ra trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, việc nâng mức sản lượng tối đa được OPEC cho phép khai thác sẽ phải phụ thuộc vào các quốc gia khác như Nigeria và Angola, quốc gia phản đối những điều chỉnh như vậy.

Trong khi đó, UAE đã liên tục bơm vượt quá giới hạn sản xuất do OPEC áp đặt là 3,18 triệu thùng/ngày. Họ thường sản xuất khoảng 3,5 triệu thùng dầu/ngày.

Các cuộc đàm phán của OPEC về việc tăng sản lượng diễn ra khi nhiều công ty dầu đá phiến của Mỹ khiến giới phân tích phải thất vọng. Trước đó, họ đã dự đoán sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng ít nhất một triệu thùng/ngày trong năm nay khi giá dầu tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Thay vào đó, các công ty khai thác dầu đá phiến duy trì sản lượng của họ ở mức tương đối.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Giá dầu thế giới quay đầu tăng vì một lời nói

Giá dầu tăng trở lại sau cú trượt giá mạnh hôm 21/11 sau khi Saudi Arabia bác thông tin cho rằng nước này đang thảo luận về việc tăng nguồn cung dầu với OPEC+.

Tranh cãi xung quanh thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Saudi Arabia

Sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu bất chấp chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Saudi Arabia, các quan chức Mỹ cho rằng họ đã bị lừa.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm