Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Trần Kim Thành: 'Mua 1 doanh nghiệp không khó bằng phát triển nó'

Ông chủ KIDO nói rằng việc mình mua một doanh nghiệp không phải là vấn đề khó. Nhưng khi mua rồi, biến doanh nghiệp đó phát triển là chuyện không dễ dàng.

"Hậu M&A mới là cái cốt của vấn đề mua bán sáp nhập”, ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO chia sẻ.

Theo ông Thành, thông thường, 2 công ty hoạt động độc lập sẽ có 2 bộ văn hóa khác nhau, từ giá trị cốt lõi, các quy trình làm việc tới các hành vi. Sáp nhập doanh nghiệp phải làm sao để hai trục hoàn toàn khác gặp nhau ở phần tâm của trục thì mới phát triển được.

KIDO mat 6 thang de on dinh doanh nghiep M&A anh 1
Ông chủ Tập đoàn KIDO cho rằng, hậu M&A mới quyết định thành hay bại của một thương vụ M&A. Ảnh: HN.

Trong quản trị doanh nghiệp, nếu chỉ đưa ra các mục tiêu và yêu cầu nhân viên của mình phải hoàn thành thì kết quả đạt được chỉ ở mức tối thiểu. Bởi nhân viên sẽ làm vì KPI, không phải vì trách nhiệm với cá nhân và với doanh nghiêp.

Ông lấy dẫn chứng khi mua lại Công ty dầu thực vật Vocarimex, việc đầu tiên khi KIDO tiếp quản doanh nghiệp là sửa lại tầm nhìn của doanh nghiệp đó.

Theo ông Thành, khi sửa tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ lôi cuốn được một số người thấy định hướng tương lai của mình là tốt hơn cho doanh nghiệp. Tiếp đó là thay đổi sứ mệnh, tạo ra sản phẩm phù hợp. Thứ 3 là phải xem xét lại tất cả quy trình.

Quá trình này, theo ông Thành, KIDO mất khoảng 6 tháng.

“Hai tháng đầu là khảo sát doanh nghiệp, 2 tháng kế tiếp là chỉnh sửa các quy trình cho khoa học, phù hợp với họ khiến họ thấy dễ làm, thoải mái khi làm, từ đó dẫn tới họ yêu thích công việc hơn. Thời gian sau thì đứng sau tư vấn cho họ. Tính chung lại tôi mất khoảng 6 tháng để giúp doanh nghiệp được M&A hòa nhập vào văn hóa của KIDO”, ông Thành cho hay.

Ông cũng cho rằng với mỗi doanh nghiệp, việc đầu tiên là phải làm ra những sản phẩm phục vụ cho xã hội, như vậy đạo đức kinh doanh là điều kiện tiên quyết phải đạt. Có đạo đức nghề nghiệp thì mới sống được trong ngành đó. Đạo đức nghề nghiệp không chỉ phù hợp với quốc gia mà còn phải phù hợp với quốc tế.

Tại diễn đàn “Văn hóa doanh nghiệp - Nền tảng phát triển bền vững” do Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và Hội Nữ doanh nhân TP.HCM tổ chức, ông chủ cũ của bánh kẹo Kinh Đô khẳng định văn hóa doanh nghiệp đã giúp các thành viên trong tập đoàn có sức mạnh, đạt hiệu quả hoạt động cao.

Và trong kinh doanh là đạo đức nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết mỗi doanh nghiệp phải đạt được để tồn tại và phát triển. Đó cũng là một phần cấu thành văn hóa của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp hậu M&A.

Một Kinh Đô 'không bánh kẹo' có còn hấp dẫn?

Sự phân vân của nhà đầu tư về hình ảnh “thấy Kinh Đô là thấy Tết” có còn lặp lại hay không, là có thể hiểu được.

Hồng Nguyên

Bạn có thể quan tâm