Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Nguyễn Hồng Minh: 'Kỷ lục là đỉnh cao về thành tích'

Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Nguyên trưởng đoàn Thể thao Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Minh, đánh giá cao sự nỗ lực của các VĐV xác lập kỷ lục mới tại SEA Games 31.

Qua 3 ngày thi đấu sau lễ khai mạc, Đoàn Thể thao Việt Nam đang thể hiện sự ấn tượng nhờ vị trí dẫn đầu toàn đoàn. Bên cạnh đó, một số VĐV ở một số môn trọng điểm thi đấu ấn tượng và phá kỷ lục Đại hội. Điều đó khẳng định sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các VĐV.

Ong Nguyen Hong Minh: 'Ky luc la dinh cao ve thanh tich' anh 1

Nguyễn Thị Oanh phấn khích sau khi phá kỷ lục SEA Games. Ảnh: Thuận Thắng.

HCV không phải là đỉnh cao

Nhân có 2 kỷ lục của bơi và điền kinh, tôi muốn đánh giá về thành tích thể thao. Trong bất cứ cuộc thi đấu nào, HCV là phần thưởng cho người đứng nhất trong những người tham giải, là sự ghi nhận thành tích thể thao của những người tham dự cuộc thi, nhưng không phải là đỉnh cao nhất của tất cả người tham gia tập luyện và thi đấu môn thể thao đó. Vì nhiều lý do, không phải cuộc thi nào cũng hội tụ đầy đủ những VĐV ưu tú nhất. SEA Games cũng như vậy.

Để đánh giá chất lượng thành tích thể thao, người ta dùng chỉ số khác, gọi là kỷ lục. Nó ghi nhận thành tích cao nhất của môn đó, được ghi nhận ở bất kỳ cuộc thi hay địa điểm nào trong cùng đẳng cấp. Hệ thống kỷ lục được phân chia rõ ràng, cao nhất là Olympic, sau đó là thế giới, châu lục, khu vực và quốc gia.

Kỷ lục ở hệ thống thấp hơn không được tính cho các sự kiện cao hơn. Ví dụ, VĐV Việt Nam có thể phá kỷ lục quốc gia tại SEA Games, nhưng không được công nhận phá kỷ lục SEA Games tại giải vô địch quốc gia. Bản thân kỷ lục là thành tích xuất sắc, người phá kỷ lục vượt lên thành tích xuất sắc ấy.

Hệ thống thi đấu thể thao được đánh giá bằng 2 cách khác nhau. Một là phương pháp khách quan, thành tích được xác định bằng các phương pháp đo đạc và tính toán bằng máy móc, không phụ thuộc yếu tố chủ quan của con người. Ngày nay việc đo đạc này ngày càng tiến bộ và chính xác nhờ áp dụng công nghệ và các phương tiện kỹ thuật, máy móc.

Tất cả kỷ lục đều nằm ở các môn thể thao được đo đạc khách quan. Điền kinh, cử tạ, bơi, bắn súng... là những ví dụ. Những thành tích ấy đảm bảo đúng trình độ của VĐV. Vì vậy, kỷ lục thể hiện khả năng tuyệt vời của con người và nó rất khách quan. Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục SEA Games 3.000 m vượt chướng ngại vật, Trần Hưng Nguyên phá kỷ lục 400 m hỗn hợp nằm trong số đó.

Ở sự kiện thể thao, để đánh giá phát triển trình độ của một quốc gia, người ta sẽ tính xem có nhiều kỷ lục bị phá hay không. Chỉ HCV thôi là chưa đủ. HCV vừa qua ở nội dung nhảy cao chỉ dừng ở 1,78 m, cách quá xa thành tích của Bùi Thị Nhung từng thiết lập trước đây (1,83 m hồi 2001).

Ong Nguyen Hong Minh: 'Ky luc la dinh cao ve thanh tich' anh 2

Nhiều môn thể thao còn chấm điểm cảm tính và đang được dần giảm tác động của yếu tố chủ quan. Ảnh: Thạch Thảo.

Việc chấm điểm ngày càng khách quan

Hệ thống thứ 2, khi không thể đánh giá bằng phương pháp trên, những người làm thể thao buộc phải áp dụng các phương pháp chấm điểm dựa vào chủ quan, dựa theo những bộ luật, quy tắc. Vì chủ quan, người ta phải nghĩ ra nhiều cách để nâng dần tỷ lệ khách quan. Ví dụ, TDDC phải có nhiều trọng tài chấm điểm rồi tính giá trị trung bình. Các môn võ có quy định rõ ràng về cách tính điểm thông qua các đòn thế.

Nhìn chung, việc chấm điểm ngày càng khách quan. Dù vậy, trên thực tế vẫn có những can thiệp từ con người, dẫn đến nhiều sự việc không khách quan, không trung thực, mất yếu tố fair-play khi vẫn phụ thuộc vào yếu tố con người. Đó là tồn tại khách quan và chúng ta chỉ có thể tìm cách khắc phục thông qua quá trình phát triển, nhưng chắc chắn là không thể hết được.

Một Đại hội được đánh giá là tổ chức tốt phải là Đại hội có ít tranh cãi. Với SEA Games 31, Chính phủ yêu cầu nêu cao ngọn cờ fair-play. Yếu tố này lúc nào cũng cần thiết. Để làm được điều đó, chúng ta cần nhiều thời gian, để giáo dục VĐV, HLV, trọng tài. Ở cấp quản lý cấp cao, vẫn còn tồn tại tư duy muốn chiến thắng bằng mọi giá.

Từ tư duy chủ quan đó, rất dễ dẫn đến việc làm sai lệch kết quả bằng nhiều cách khác nhau, từ bố trí giờ giấc, sắp xếp lịch thi đấu. Thậm chí, có những cách thức, rất khó để xác định rõ ràng bởi yếu tố khách quan hay chủ quan dẫn tới kết quả của VĐV không cao.

Khoảnh khắc phá kỷ lục SEA Games của Hưng Nguyên Tối 15/5, kình ngư Trần Hưng Nguyên giành HCV 400 m hỗn hợp nam với thành tích 4 phút 18 giây 10, phá kỷ lục bản thân thiết lập ở kỳ đại hội trước (4 phút 20 giây 65).

Nhà vô địch SEA Games bị chơi xấu trên đường đua 800 m

Cú hất tay của VĐV Malaysia khiến Đinh Thị Bích té ngã ở đường đua 800 m, qua đó không thể cạnh tranh huy chương.

U23 Malaysia nhiều khả năng gặp Việt Nam ở bán kết SEA Games

Thầy trò HLV Bradley Maloney bị Campuchia cầm hòa 2-2 ở lượt trận cuối bảng B môn bóng đá nam SEA Games 31 chiều 16/5.

Nguyên trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Nguyễn Hồng Minh

Bạn có thể quan tâm