Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Nguyễn Đức Chung: Xà cừ đánh chuyển không thể trồng lại trên phố

Phát biểu tại HĐND, Chủ tịch Hà Nội cho rằng số tiền 160 tỷ đồng để đánh chuyển hàng xà cừ ở đường Phạm Văn Đồng có thể mua 20.000 cây xanh mới đẹp và có giá trị kinh tế cao hơn.

Không có chủ trương thay thế cây xanh quanh hồ Gươm Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định thành phố hoàn toàn không có chủ trương cải tạo, thay thế cây xung quanh hồ Gươm mà chỉ tiếp tục triển khai dự án nạo vét lại hồ.

Chiều 5/7, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu để làm rõ một số vấn đề mà đại biểu chất vấn.

Trong phần trả lời, ông Chung đã dành nhiều thời gian để nói về việc ươm trồng, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố.

danh chuyen cay xanh anh 1
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội. Ảnh: Thắng Quang
  • Giảm được 100 chợ cóc

    Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương thay mặt UBND Hà Nội đọc tờ trình về công tác xây dựng quản lý chợ.

    Ông Thăng cho biết hiện Hà Nội có 454 chợ. Theo kế hoạch đến năm 2030 sẽ có 8 chợ đầu mối, 17 chợ hạng 1. Như vậy sẽ đầu tư thêm 6 chợ đầu mối. Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 2.419 tỷ đồng ngân sách nhà nước để xây dựng chợ.

    Ông Lê Hồng Thăng. Ảnh: Thắng Quang.

    danh chuyen cay xanh anh 2

    Ông thông tin qua công tác kiểm tra cho thấy công tác chỉ đạo an toàn thực phẩm chưa tốt. Nhiều chợ xuống cấp, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy và không đảm bảo an toàn thực phẩm.

    Đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây dựng một chợ đầu mối ở Yên Viên, 5 chợ đầu mối tại huyện thị xã Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây.

    Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết theo thống kê cuối năm 2016 trên địa bàn thành phố có 52 chợ cóc. Sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu, tới tháng 3/2017, Hà Nội xuất hiện thêm 200 chợ cóc. Thời gian qua, Hà Nội ra quân lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường mà mới xử lý được hơn 100 chợ cóc.

    Ông Thăng khẳng định việc xử lý chợ cóc rất khó. Nguyên nhân là do kỷ cương chưa nghiêm, việc vận động nhân dân chưa đạt.

    Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết khi phát sinh thêm chợ cóc, nếu lực lượng quản lý thị trường không phát hiện, kịp thời báo các Sở Công Thương thì đội quản lý thị trường sẽ phải chịu trách nhiệm.

    Phát biểu chất vấn, đại biểu Phạm Đình Đoàn cho biết hiện nay việc đầu tư xây dựng chợ chậm so với kế hoạch do 130 doanh nghiệp vào đầu tư nhưng không lãi. Từ lâu, các doanh nghiệp không mặn mà với việc đứng ra đầu tư xây dựng chợ.

    Ông Đoàn đánh giá vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ đang rất phức tạp. Hiện trên địa bàn thành phố có hàng nghìn lò mổ, cơ quan chức năng không thể kiểm tra hết được. Sản phẩm từ lò mổ này sẽ tuồn vào các chợ.

    Ông Đoàn đề xuất trong thời gian tới sẽ thành lập một cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh riêng biệt. Cơ quan riêng biệt này sẽ kiểm tra, nếu cần thiết sẽ phối hợp với các cơ quan khác về vấn đề an toàn thực phẩm.

    Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Công Thương cho hay TP đang tập trung giải quyết tình hình mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ.  Tới đây, Hà Nội sẽ mở các lớp bổ trợ kiến thức cho các hộ gia đình kinh doanh, chế biến thực phẩm về công tác an toàn thực phẩm. Hộ gia đình nào học xong được cấp giấy chứng nhận và sau này có vi phạm sẽ phạt thật nặng.

    "Các cơ quan chức năng sẽ tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ và các hộ kinh doanh, chế biến thực phẩm. Việc làm này ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh và qua đó cũng kịp thời phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng", ông Lê Hồng Thăng nói.

  • Không có chủ trương thay thế cây xanh quanh hồ Gươm

    Theo ông Nguyễn Đức Chung, sau sự cố cá chết hồ Tây, Hà Nội đã tổ chức 5 cuộc họp với nhà khoa học và các bộ ban hành để tiến hành hạo vét hồ.

    Công việc đầu tiên của dự án là nạo vét 1,5 triệu khối bùn, thu gom nước xả thải ở hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Mục tiêu của Hà Nội xây dựng hồ Tây trở thành trung tâm du lịch, điểm vui chơi giải trí lớn. Dự kiến dự án này bắt đầu triển khai trong quý 3 năm nay, công tác nạo vét bùn thực hiện trước Tết Nguyên đán.

    Chủ tịch Hà Nội cho biết thời gian gần đây dư luận xôn xao thông tin Hà Nội sẽ chặt, thay thế cây xanh ở Hồ Gươm. Ông khẳng định thành phố hoàn toàn không có chủ trương cải tạo, thay thế cây xung quanh hồ Gươm mà chỉ tiếp tục triển khai dự án nạo vét lại hồ.

    Sắp tới có 3 hạng mục cần phải nghiên cứu thực hiện tại đây là nạo vét, làm sạch, chỉnh trang ánh sáng, ốp lát lại hồ bằng đá tự nhiên. Quy trình thủ tục của công việc này đã giao cho quận Hoàn Kiếm xin ý kiến các nhà khoa học, bộ ban ngành. Sau khi có kết luận, Hà Nội sẽ công khai để người dân giám sát.

    Chủ tịch nhận hơn 9.000 đơn thư khiếu nại

    Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết để chuẩn bị cho kỳ họp UBND TP đã chuẩn bị 19 báo cáo và nhận được 353 kiến nghị của cử tri. Chủ tịch và Phó chủ tịch Hà Nội đã chủ trì 155 cuộc họp, tiếp trả lời 700 lượt khiếu kiện kéo dài. Riêng Chủ tịch thành phố tiếp nhận hơn 9.000 đơn thư khiếu nại của người dân.

    Tại phiên họp chất vấn hôm nay có 41 lượt chất vấn nêu 48 vấn đề. UBND Hà Nội sẽ tiếp thu đầy đủ và tích cực triển khai các nghị quyết HĐND thành phố.

    Ông Nguyễn Đức Chung cho hay tổng thu ngân sách đến 30/6 của thành phố là hơn 104.000 tỷ đồng, cao hơn mức trung bình của cả nước. Chi ngân sách đến 30/6 hơn 25.000 tỷ đồng.

    Thành phố đã thực hiện triển khai phương án khoán sử dụng xe công, tiếp tục rà soát lại các khoản chi công ích như chiếu sáng, duy trì công viên cây xanh, vận hành hệ thống tưới tiêu, duy trì hệ thống đường bộ...

  • Ươm trồng, đánh chuyển 1.300 cây xanh tốn 160 tỷ đồng

    Theo ông Chung, trong quá trình thực hiện các công trình phải giải tỏa cây xanh, Hà Nội luôn đánh giá, nghiên cứu một cách nghiêm túc, tỉ mỉ. Bởi vấn đề cây xanh được người dân, các nhà khoa học quan tâm. Ở mỗi dự án, Hà Nội đều mời các nhà khoa học, phối hợp với bộ ban ngành xem xét tỉ mỉ, khảo sát từng cây canh, từng tuyến đường.

    Quan điểm của thành phố là cây nào còn phát triển sẽ đánh chuyển, cây không phát triển chặt hạ theo đúng đơn giá và bán đấu giá gỗ nộp ngân sách nhà nước.

    Thời gian gần đây dư luận xôn xao trước thông tin chặt hạ gần 1.300 cây xanh trên đường vành đai 3. Theo các cơ quan chức năng thống kê, thực hiện dự án đường này cần phải chặt hạ, di chuyển gần 1.300 cây xà cừ đường kính 85-95 cm, độ tuổi 24-28 năm trên đường Phạm Văn Đồng.

    Xà cừ là loại cây đô thị, được trồng nhiều tuyến phố tại Hà Nội. Có những tuyến phố rất mát, đẹp nhờ có cây xà cừ.

    Theo tính toán, nếu chuyển gần 1.300 cây xà cừ sẽ tốn một diện tích 7 ha để ươm trồng. Và chi phí để bố trí, ươm trồng sẽ là 100 tỷ đồng. Đó còn chưa kể 60 tỷ đồng chi phí đánh chuyển.

    “Tôi khẳng định cây xà cừ không thể đem trồng lại ở bất cứ tuyến phố nào. Bởi để trồng lại, phải đào hố rất rộng và sâu ảnh hưởng đến hệ thống ngầm. Hơn nữa, số tiền 160 tỷ đồng có thể mua 20.000 cây xanh mới đẹp hơn, giá trị kinh tế cao hơn. Hà Nội sẽ nghiên cứu trồng thêm cây xanh lá nhỏ hơn, có khả năng chống được tiếng ồn. Thực tế, lá xà cừ khi rộng không trôi được xuống cống”, ông Chung nói.

    Người đứng đầu UBND thành phố khẳng định Hà Nội luôn tiếp thu ý kiến của nhân dân và công khai việc di chuyển, chặt hạ cây.

    Về công tác trồng cây xanh, Chủ tịch Hà Nội cho biết trong 6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội trồng mới được 44.000. Dự kiến 6 tháng cuối năm, thành phố bổ sung trồng mới 200.000 cây các loại để đến năm 2020 hoàn thành kế hoạch trồng mới 1 triệu cây xanh đô thị.

    Cận cảnh hàng cây xanh sắp bị chặt hạ trên đường Phạm Văn Đồng Hơn 1.300 cây xanh nằm ven đường Phạm Văn Đồng sẽ bị chặt hạ, di dời để thực hiện mở rộng dự án đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.
  • Phát biểu bế mạc kỳ họp, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội cho biết kỳ họp năm nay đã đưa ra chất vấn những vấn đề được dư luận và xã hội quan tâm. HĐND thành phố thông qua 11 chuyên đề, tỷ lệ thống nhất cao. Đây là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện nhiệm vụ năm 2017.

    Sau kỳ họp, đề nghị UBND thành phố các sở, ngành phải thực hiện các nghị quyết của HĐND, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Các tổ đại biểu báo cáo với cử tri nội dung của kỳ họp. Các đại biểu phải theo sát các vấn đề chất vấn khi có kết quả.

Các dự án của ông Lê Thanh Thản có dấu hiệu trốn thuế

Giám đốc Công an Hà Nội cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ việc Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên có dấu hiệu trốn thuế và vi phạm trật tự xây dựng.

Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm