Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Chung xe ca không phải họ… May

Có một dạo, giới báo chí hay nói đùa, ông Mai Đức Chung thực ra tên là “May” Đức Chung. Ý nói là khi vào ghế HLV, đặc biệt ở cấp đội tuyển, ông hay gặp may.

Ông Chung ‘gái’ và duyên đánh bại tuyển Thái Lan

Mai Đức Chung là HLV duy nhất từng giúp đội tuyển nữ Việt Nam 2 lần liên tiếp vô địch SEA Games vào các năm 2003, 2005.

Tại ASIAD này, ông Chung cũng… đóng thế. Khi ông thầy Trần Vân Phát (người Trung Quốc) ra đi bởi hết hợp đồng, VFF tính ngay tới chuyện mời thầy Nhật. Thế nhưng HLV Nhật chưa sang kịp thì VFF đã phải vội mời ông Mai Đức Chung - lúc đó đang dẫn dắt Thanh Hóa ở V.League. Ấy vậy mà một lần nữa, ông Chung lại làm nên lịch sử với kỳ tích đưa tuyển nữ Việt Nam lần đầu vào bán kết một kỳ ASIAD.

Người đóng thế hoàn hảo

Đầu năm 2007, HLV đội tuyển Việt Nam - ông A.Riedl - bất ngờ phải về nước để tiến hành ghép thận. VFF và người hâm mộ Việt Nam lo lắng, bởi trước mắt đội Olympic là vòng loại Olympic Bắc Kinh và quan trọng hơn, là vòng bảng giải VĐ châu Á diễn ra tại Hà Nội.


Ông Mai Đức Chung được đôn lên thay thế tạm nắm vai trò HLV trưởng với một chút hoài nghi. Ông Chung “xe ca” lâu nay chỉ nắm đội tuyển nữ, lại chưa qua môi trường làm HLV tại V.League.

HLV Mai Đức Chung: 'ĐT nữ VN sẽ nỗ lực hết sức ở bán kết'

Hôm qua (27/9), HLV Mai Đức Chung đã cho các học trò xả trại 1 ngày sau chiến thắng 2-1 trước Thái Lan ở tứ kết. Bản thân ông cũng tự “thả lỏng” bằng cách đi cổ vũ cho đội boxing.

Ấy thế mà HLV Mai Đức Chung đã mạnh dạn thay đổi cả hệ thống chiến thuật khi ông A.Riedl vắng mặt. Từ chuyện tuyển đá 4-4-2 quá gò bó thời A.Riedl, ông Chung đã vận hành đội tuyển kiểu “biết người - biết mình” hơn với sơ đồ 4-5-1, biến ảo và hoạt bát hơn. Thật bất ngờ, dưới bàn tay ông Mai Đức Chung, Olympic Việt Nam thắng lần lượt những đối thủ mạnh là Olympic Lebanon, Olympic Oman thuyết phục và chính điều này đã khiến A.Riedl đồng ý tiếp tục trao quyền cho ông Mai Đức Chung.

Ông Chung và các cầu thủ tiếp tục gây “sốc” khi hòa Olympic Qatar, Olympic Saudi Arabia. Dù chỉ là “đóng thế” ở vòng loại Olympic, nhưng quan điểm chiến thuật của ông Chung đã thay đổi được A.Riedl và tạo ra sự tự tin đối với các cầu thủ khi đối đầu với những đối thủ Tây Á.

Tuyển nữ Việt Nam chiến đấu hết mình với nhà VĐTG Nhật Bản

Dù khó có thể làm nên bất ngờ nhưng HLV trưởng Mai Đức Chung cùng tuyển nữ VN đều bày tỏ sẽ chiến đấu hết mình trước Nhật Bản ở trận bán kết ASIAD 17 lúc 15h ngày 29/9.

Lần thứ hai đóng thế, đó là khi HLV Calisto bận với đội tuyển chuẩn bị cho AFF Cup, ông Mai Đức Chung lại được giao dẫn dắt đội tuyển U.22 Việt Nam tham dự Cúp Merdeka ở Malaysia. Đó là một giải đấu hoàn hảo khi U.22 Việt Nam vào tới trận chung kết và thắng chủ nhà là đội tuyển quốc gia Malaysia ở loạt penalty. Sau gần nửa thế kỷ mới có một đội tuyển Việt Nam vô địch Merdeka Cup.

Có duyên với bóng đá nữ

Ông Mai Đức Chung chính là HLV trưởng đầu tiên của đội tuyển nữ Việt Nam năm 1997 với thành công đầu tiên là HCV giải tiền SEA Games và chiếc HCĐ SEA Games năm đó. Những thế hệ đầu tiên của bóng đá nữ Việt Nam như Lưu Ngọc Mai, Kim Hồng, Thúy Nga, Minh Nguyệt… trưởng thành từ sự dìu dắt của “bố Chung”.

Tính cách hiền lành, ăn nói nhỏ nhẹ đã khiến ông Chung lại rất hợp với những cầu thủ nữ, họ dành cho “bố Chung” sự tôn trọng tuyệt đối và khi dẫn dắt các cầu thủ nữ, ông Chung chưa bao giờ phải to tiếng.

Gặp Nhật Bản, tuyển nữ Việt Nam vẫn mơ đến HCV ASIAD

HLV Mai Đức Chung đã lên dây cót tinh thần cho các học trò bằng một câu hỏi: “Tại sao chúng ta không dám mơ mình sẽ có mặt ở trận chung kết?”.

Sau hai tấm HCV SEA Games các năm 2003 và 2005, ông Mai Đức Chung thôi làm tuyển nữ, một phần nhường sân cho thầy ngoại, phần vì đến lúc bóng đá nữ cần có những thay đổi.

Hai thất bại liên tiếp của bóng đá nữ Việt Nam trước Thái Lan là chung kết SEA Games 27 và trận play-off dự World Cup dưới thời HLV Trần Vân Phát đặt ra vấn đề cấp bách với bóng đá nữ. VFF tính chuyện mời thầy Nhật và ít nhất đã có hai ứng viên được chọn. Cuối cùng VFF phải nhờ đến ông Chung và thuyết phục ông rời ghế Thanh Hóa (dù V.League chỉ còn 3 vòng nữa) để tập trung cho tuyển nữ dự ASIAD.

Đầu tiên là ông Chung bắt tay ngay vào việc làm mới hệ thống chiến thuật. Thời thầy Trần Vân Phát, tuyển nữ chơi 5-3-2 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ông Chung nói: “Tôi phải đổi lại chiến thuật 4-4-2 và nhờ thế, các hậu vệ đã thi đấu có trách nhiệm và quyết tâm hơn”.

HLV Nhật Bản: Tuyển nữ VN có lối chơi phản công rất sắc

Trong buổi họp báo trước vòng bán kết bóng đá nữ ASIAD 17, HLV Norio Sasaki của Nhật Bản cho biết ông đánh giá cao hàng thủ và lối chơi phòng ngự của VN.

Cựu cầu thủ Hiền Lương - một trong những học trò đầu tiên của HLV Mai Đức Chung, giờ đây đã trở thành Trưởng bộ môn bóng đá nữ của Tổng cục TDTT - thì nhận xét: “Dưới sự dẫn dắt của HLV Mai Đức Chung, tuyển nữ Việt Nam như được thổi luồng gió mới về lối chơi. HLV Mai Đức Chung xây dựng cho đội những chiến thuật đa dạng, không mang tính bảo thủ như lối chơi dưới thời HLV Trần Vân Phát. Từ đó, các cầu thủ nữ Việt Nam sẽ được phát huy khả năng sáng tạo, khả năng tư duy để vận hành lối đá mới một cách nhuần nhuyễn, đẹp mắt và hiệu quả”.

Đó chính là lý do khiến tuyển nữ Việt Nam chơi tự tin hơn, quyết liệt hơn và bản lĩnh hơn trong trận tứ kết gặp Thái Lan để lần đầu tiên vào chơi ở bán kết ASIAD, hiên ngang đứng cùng các “chị cả” của bóng đá nữ Châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Rõ ràng có được thành tích này, không phải các cầu thủ gặp may, ông Chung cũng không phải họ “May”, chỉ đơn giản ông là Mai Đức Chung.

http://laodong.com.vn/the-thao/nguoi-dung-sau-chien-cong-lich-su-cua-bong-da-nu-viet-nam-tai-asiad-ong-chung-xe-ca-khong-phai-ho-may-250635.bld

Theo Nhật Thành/Lao động

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm