Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Ông chủ điện thoại Asanzo: Tôi chỉ xếp tiền ở vị trí thứ 3

Khi thị trường điện thoại Việt Nam gần như “yên vị” với sản phẩm của các DN ngoại thì chuyện một công ty trong nước tuyên bố làm điện thoại khiến người dùng tò mò.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 1

Khi thị trường điện thoại Việt Nam gần như “yên vị” với sản phẩm của các DN ngoại thì chuyện một công ty trong nước tuyên bố làm điện thoại khiến người dùng tò mò.

Trò chuyện với Zing.vn, Phạm Văn Tam, ông chủ Asanzo, doanh nghiệp điện tử vừa ra mắt điện thoại “made in Vietnam” chia sẻ về “những áp lực khủng khiếp” khi làm smart phone. Ông nói mình không kỳ vọng lợi nhuận với điện thoại ở thời điểm này mà mục đích là đầu tư cho tương lai doanh nghiệp. Trong quan niệm kinh doanh của mình, ông chủ này khẳng định không bao giờ đặt tiền ở vị trí ưu tiên.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 2

- Thị trường smarphone trong nước không phải dễ “nhằn”, vì sao anh vẫn quyết tâm tham gia, lại chọn thời điểm làng công nghệ đang nóng nhất để ra mắt smart phone của mình?

 - Thực ra mảng điện thoại tôi có định hướng 3 năm trước, từ khi bắt đầu với tivi là tôi đã ấp ủ giấc mơ làm điện thoại rồi. Nhưng tính tôi cẩn thận, tôi muốn là làm cái nào phải chắc cái đó, nên tập trung xây dựng thế mạnh của mình trước, đó là tivi.

Tôi đầu tư nhà máy sản xuất, hoàn chỉnh hệ thống bán hàng, xây dựng thị trường cho sản phẩm vững chắc.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 3

- Để “sống tốt” bên với các thương hiệu tên tuổi lớn đã gắn với người dùng Việt, điện thoại Asanzo có gì khác biệt?

-Tất nhiên phải khác biệt chứ. Các hãng tập trung vào camera selfie thì Asanzo ngoài camera trước còn tăng thêm khác biệt cho giới trẻ là trải nghiệm âm nhạc. Điện thoại của chúng tôi toàn bộ không dùng giắc cắm tai nghe như bình thường mà dùng tai nghe rời không dây, để bạn trẻ dạo phố nghe nhạc năng động, hiện đại hơn.

Một phần nữa là tôi đầu tư cho người dùng trải nghiệm sản phẩm thực tế tại cửa hàng. Người dùng được đổi trả sản phẩm trong vòng 2 tháng.

Giá cũng là một khác biệt. Điện thoại của tôi phải rẻ hơn sản phẩm cùng phân khúc. Nhưng không phải rẻ mà chất lượng thấp. Rẻ là chúng tôi tiết giảm nhiều chi phí không cần thiết, đưa sản phẩm về đúng giá trị thực.

Nhưng tôi muốn nhấn mạnh là tôi không cạnh tranh với các ông lớn hay các thương hiệu lâu năm, mà chỉ đưa thêm sản phẩm cho người dùng.

- Giá trị thực của sản phẩm với một DN sản xuất, kinh doanh theo anh là như thế nào?

- Điều tôi muốn nhấn mạnh là trong cơ cấu giá thành của chiếc điện thoại, người dùng phải trả rất nhiều các chi phí quảng bá, truyền thông và nhiều phí khác không tên. Chúng tôi sẽ tiết giảm những chi phí này để sản phẩm có mức giá hợp lý hơn.

Thực tế, ở đây là tôi làm điện thoại không vì lợi nhuận. DN có những sản phẩm tạo ra lợi nhuận cho mình rồi, điện thoại là sản phẩm của tương lai nên giai đoạn này chúng tôi không đặt mục tiêu lợi nhuận.

Cũng vì vì vậy mà tôi thoải mái đầu tư một sản phẩm có giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của giới trẻ và những người thu nhập trung bình, làm sao để người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn phù hợp.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 4

- Anh kỳ vọng gì trong lần ra mắt smartphone đầu tiên này?

- Kỳ vọng hay không thì tôi vẫn làm điện thoại và ra mắt sản phẩm. Bởi tôi đã chuẩn bị khá lâu và đây là thời điểm phù hợp. Tôi chuẩn bị cho lô hàng đầu tiên khoảng 20.000 chiếc, và kỳ vọng bán hết trong tháng đầu.

Nhưng đó là kỳ vọng thôi, có thể con số này hơi lớn so với thời điểm này, nhưng hệ thống 6.000 cửa hàng hiện có tôi nghĩ là cũng đảm bảo.

Hệ thống cửa hàng là thế mạnh tôi đang có. Tôi sẽ không bán điện thoại theo lối mòn của các hãng lớn đang làm, là đưa hàng vào các chuỗi siêu thị điện máy lớn để cạnh tranh nhau. Asanzo đi bằng con đường riêng, ngách cách biệt của mình. Chúng tôi phân phối hàng ở hệ thống nhỏ ở các tỉnh, để không phải cạnh tranh khi mình không đủ lực

Trên toàn quốc chúng tôi cũng có hơn 300 trung tâm bảo hành, tôi nghĩ việc bảo hành sản phẩm tốt cũng là một vấn đề khiến khách hàng hài lòng. Bảo hành điện thoại thì chắc chắn dễ hơn tivi vì gọn nhẹ, tôi chỉ cần tập trung tốt linh kiện, nhân lực để hỗ trợ.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 5

- Anh đã tốn bao nhiêu cho mảng điện thoại này từ công sức, tiền của? Làm ra chiếc điện thoại, với anh khâu nào là khó nhất?

- Như đã nói, tôi ấp ủ làm điện thoại từ khi ra lò chiếc tivi đầu tiên. Năm ngoái tôi bắt đầu chuẩn bị đội ngũ kỹ thuật, còn đầu tư mạnh nhất, đúng nghĩa nhất thì mới đầu năm nay.

Chi phí tôi dự tính để làm điện thoại là 5 triệu USD, và đã tiêu tốn hết hơn 3 triệu USD. Thực ra, kỹ sư mình rất giỏi, nhưng phần định hướng sản phẩm thì chưa bài bản. Tôi phải thuê chuyên gia nước ngoài chuyên về phần mềm về training lại từ đầu, để tạo đội ngũ kỹ thuật cho DN.

Từ đầu năm đến giờ, mỗi tháng Azanzo chi khoảng 25.000 USD trả cho chuyên gia nước ngoài. Bây giờ tôi tự tin là đội ngũ của chúng tôi ổn, các điện thoại mới ra sau này app hiện đại đến đâu chúng tôi cũng không ngại. Đây là lý do tôi dám khẳng định là chủ động 80% về sản phẩm.

Còn khó nhất khi làm ra chiếc điện thoại với tôi đó là phần mềm. Đào tạo ra đội ngũ làm phần mềm khiến tôi mất nhiều thời gian, công sức, tiền của nhất. Phần cứng của các hãng hiện tương đồng nhau, dù có màn hình cong thì nó cũng chỉ là cái khuôn thôi. Còn phần mềm phải thay đổi từng tháng từng ngày.

Ví dụ chúng ta đang chuyển đổi sang 4G, mà phần mềm mình không theo kịp, không tương thích được thì coi như mình thua rồi.

- Các sản phẩm của Asanzo trước giờ vẫn tập trung ở phân khúc bình dân, điện thoại cũng sẽ như vậy?

- Tất nhiên, đây là chiến lược chúng tôi chọn. Thị trường tiêu dùng bình dân rất lớn. Công nhân, học sinh sinh viên sẽ là lớp khách hàng chúng tôi ưu tiên trong những năm đầu tiên xây dựng sản phẩm. Mức giá dự định ở tầm dưới 5 triệu đồng.

Nhưng không phải giá rẻ mà chất lượng không tốt. Ở đây như tôi đã nói, là thời điểm này Asanzo không đặt lợi nhuận với điện thoại, nên sản phẩm chúng tôi làm ra sẽ tiết giảm các chi phí không cần thiết để đưa về giá trị thực, hỗ trợ cho khách hàng được xài hàng tốt đúng giá.

Chúng tôi cũng đã chuẩn bị xong phiên bản 2, 3 của điện thoại Asanzo, để tháng 10 tới ra mắt.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 6

- Sau tivi, điện thoại có phải là quân bài chiến lược của Asanzo?

- Tôi làm điện thoại vì không muốn DN mình đứng một chỗ. Phân khúc tivi, đồ điện tử một năm thị trường Việt mức tiêu thụ đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Hồi tôi mới khởi nghiệp thì đây là miếng bánh to, nhưng khi mình đạt được một chỗ đứng nhất định trong nghành thì bỗng thấy miếng bánh nhỏ lại.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 7

Để DN phát triển nhanh, dài hơn thì phải có sản phẩm định hướng. Sản phẩm đó phải được định hướng trong vài năm, và song song đó là sản phẩm để nuôi sống. Asanzo có những sản phẩm để nuôi sống rồi thì tiếp tục làm sản phẩm định hướng cho 3-5 năm.

Điện thoại là phân khúc lớn, tổng lượng tiêu thụ mỗi năm hiện nay khoảng 6 tỷ đô, tất nhiên DN phải hướng tới. Tôi luôn nhìn xa, không thể để thị trường bão hòa thì mới đi tìm sản phẩm mới.

- Hỏi thật, anh có tính đến phương án thất bại với điện thoại không?

- Ngay từ khi khởi nghiệp, làm sản phẩm nào tôi cũng tính đến phương án này, tức là chấp nhận thất bại. Nhưng thất bại sẽ là bệ phóng để tôi tiếp tục thực hiện ý tưởng mới.

 Như điện thoại, tôi bỏ ra 5 triệu USD để đầu tư, và xác định nếu xây dựng không thành cũng không nặng đầu lo nghĩ.

Nhưng quan trọng nhất, làm DN sản xuất thì rất cần có nguồn chi phí dự phòng cho nghiên cứu sản phẩm. Và không được có ý nghĩ: Tôi thất bại là tôi chết.

Do vậy, tôi khẳng định rằng, nếu điện thoại của tôi có thất bại thì cũng không phải vấn đề khiến tôi gục ngã. Nếu thành công thì nhân viên tôi có ngành nghề mới, có niềm vui và nỗi lo mới (cười). Nếu không được thì chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện, đến khi nào người dùng chấp nhận.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 8

- Tivi và điện thoại, anh thấy làm cái nào cực, khiến anh lo lắng hơn?

- Điện thoại mệt hơn tivi nhiều chứ. Thực ra tất cả công nhân kỹ thuật và đội ngũ kỹ sư của tôi đang hào hứng lắm. Chỉ có bản thân tôi thấy mệt (cười).

Tôi mệt vì áp lực dư luận, báo chí nghi ngờ chúng tôi làm không ra sản phẩm, chúng tôi sẽ thất bại… tức là mình rất căng vì dư luận. Chi hết 3 triệu USD cho điện thoại rồi, bản thân tôi không thấy lo, mà dư luận khiến tôi chịu áp lực rất lớn.

Tôi cũng thấy áp lực là DN Việt công bố ra chiếc điện thoại Việt, người tiêu dùng trước giờ vốn tin vào sản phẩm ngoại, nên cứ có tâm lý nghi ngờ. Nhưng họ không bao giờ so sánh để biết sản phẩm trong nước có tốt không, có đáp ứng kỳ vọng và túi tiền của họ.

Thực tế, chúng tôi đã có nền tảng từ một DN điện tử rồi. Tôi khẳng định là sản phẩm của mình không thua kém hàng ngoại cùng phân khúc. Sẽ đến lúc người dùng thấy được tâm huyết DN, tin và chấp nhận sản phẩm nội địa.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 9

- Làm kinh doanh, quan điểm của anh về tiền như thế nào?

- Chưa bao giờ tôi đặt tiền là vấn đề cao nhất, quan trọng nhất dù làm kinh doanh. Tiền luôn đứng thứ 3 trong các vị trí quan trọng của tôi.

Lý tưởng cao nhất của tôi là tạo ra giá trị cuộc sống, tạo ra giá trị sống cho bản thân, cho nhân viên của mình. Tôi thấy vui khi nhân viên sống tốt và hạnh phúc với công việc.

Có những người làm với tôi lâu, gắn bó với DN, lấy chồng lấy vợ sinh con rồi tiếp tục gắn bó, đó là niềm hạnh phúc của tôi.

Thứ 2 là gia đình. Đây chỗ dựa quan trọng nhất, để tôi có thể cân bằng sau áp lực công việc, thương trường.

Tiền tôi xếp vị trí thứ 3, nhưng để tôi tái đầu tư, phát triển sản xuất. Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện dùng tiền để hưởng thụ, mua nhà lầu xe xịn cho riêng mình mà để cho tương lai của DN.

Ong chu Asanzo ke chuyen 3 nam lam dien thoai anh 10

- 20 năm bươn chải trong thị trường điện tử, công nghệ, bài học xương máu nhất anh rút ra được là gì?

-Bài học lớn nhất tôi thấy là không nên tranh cãi, bất bình với các nhà phân phối, đại lý hay cửa hàng bán sản phẩm của mình.

Khi nhà sản xuất và nhà phân phối không có tiếng nói chung thì vô tình mình có thêm một đối thủ cạnh tranh mới.

Bởi họ không bán hàng của mình nữa thì họ đi lấy hàng của DN khác về để đấu lại chính mình. Nên tránh làm mích lòng nhà phân phối.

- Hỏi thật nếu có một nhà đầu tư muốn “mua” Asanzo với giá hời, anh nghĩ sao?

- Tôi chưa từng nghĩ đến chuyện bán Asanzo hay kêu gọi cổ phần gì cả. Bây giờ nếu có ai có kiến thức, kinh nghiệm giỏi và muốn chia sẻ cùng chúng tôi để hỗ trợ DN thì tôi có thể chấp nhận, còn để lấy tiền thì tôi không bao giờ đồng ý.

Có thể bán DN, tôi có số tiền lớn đi đầu tư món mới như một số DN khác làm, nhưng tôi lại nghĩ mình không có thế mạnh ở lĩnh vực mới. Tôi muốn dồn tâm sức cho DN mình gầy dựng với ngành hàng mình đã theo đuổi. Nó còn là sở thích, là đam mê, có đam mê thì mới đi cùng DN được.

 - Xin cảm ơn anh! 

Hà Linh - Lê Quân

Đồ hoạ: Trí Mai

Bạn có thể quan tâm