Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Biden mời lãnh đạo Nga, Trung Quốc tham gia cuộc họp hệ trọng

Mỹ cho biết sẽ công bố mục tiêu giảm lượng khí thải của mình vào năm 2030, và khuyến khích các nước tham gia thúc đẩy mục tiêu riêng của họ theo thỏa thuận Paris.

Ngày 26/3, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã mời 40 nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, tham dự một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, thảo luận về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu, theo Guardian.

Động thái này được xem là bước đầu của Mỹ trong việc trở lại cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, sau khi cựu Tổng thống Donald Trump từ bỏ tiến trình này.

Mỹ đã mời các nhà lãnh đạo thuộc Diễn đàn Các nền kinh tế lớn về Năng lượng và Khí hậu (Major Economies Forum on Energy and Climate), bao gồm 17 quốc gia chịu trách nhiệm về 80% lượng khí thải và GDP toàn cầu. Lãnh đạo của các nước đặc biệt dễ bị tổn thương bởi tác động khí hậu cũng được mời tham gia.

Hội nghị dự kiến bắt đầu vào ngày 22/4, trùng với Ngày Trái Đất. Theo kế hoạch, Liên Hợp Quốc sẽ cũng mở một cuộc họp lớn về vấn đề này, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tại Glasgow, Scotland.

My mo hoi nghi thuong dinh khi hau anh 1

Ông Biden mời 40 nước tham dự hội nghị thượng đỉnh về khủng hoảng khí hậu, bao gồm cả Trung Quốc và Nga. Ảnh: Reuters.

Hội nghị mà ông Biden đưa ra sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19.

Theo tuyên bố của Nhà Trắng, tại hội nghị thượng đỉnh, Mỹ sẽ công bố mục tiêu giảm lượng khí thải của mình vào năm 2030. Nước này cũng sẽ khuyến khích các quóc gia tham gia thúc đẩy mục tiêu riêng của họ theo thỏa thuận Paris.

“Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ nêu bật các ví dụ về việc những mục tiêu cải thiện khí hậu sẽ tạo ra việc làm lương cao, thúc đẩy công nghệ mới và giúp các quốc gia dễ bị tổn thương thích ứng với tác động của khí hậu”, Nhà Trắng cho biết.

Ngày 19/2, Tổng thống Biden đã chính thức đưa Mỹ tái gia nhập thỏa thuận khí hậu Paris mà ông Trump đã rút khỏi từ ngày 4/11/2019.

Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, được xem là nước có lượng khí thải carbon dioxide lớn thứ hai toàn cầu.

Tàu container gặp sự cố, bịt kín kênh đào Suez Ngày 24/3, một tàu chở hàng khổng lồ bị mắc cạn đã chắn ngang kênh đào Suez ở Ai Cập, khiến toàn bộ hoạt động giao thông ở đây bị ngừng trệ nghiêm trọng.

Ông Biden ký 17 sắc lệnh mới, đảo ngược chính sách của ông Trump

Sau khi vào Nhà Trắng, ông Biden đã ký một loạt sắc lệnh, bao gồm đưa Mỹ tái tham gia hiệp định khí hậu Paris và bắt buộc đeo khẩu trang trong những cơ sở liên bang.

Mỹ chính thức tái gia nhập Hiệp định Paris

Mỹ hôm 19/2 chính thức tái gia nhập Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden cũng đang lên kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính.

Hồng Ngọc

Theo Guardian

Bạn có thể quan tâm