Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Olympic 2016: Việt Nam chỉ mong chờ cử tạ và bắn súng

“Đoàn TTVN có thể giành 18 suất dự Olympic 2016, nhưng hy vọng đoạt huy chương rất nhỏ và chỉ mong chờ ở cử tạ, bắn súng”, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh trao đổi với Zing.vn.

Cử tạ Việt Nam nhiều cơ hội có thêm suất dự Olympic

Cử tạ Việt Nam đã có 3 suất dự Olympic 2016 sau giải VĐTG 2015 nhưng ban huấn luyện và các VĐV đang tập trung tối đa để giành thêm vé đến Brazil.

- Thưa ông Nguyễn Hồng Minh, tính đến thời điểm này, TTVN đã giành được 15 suất đến Olympic Rio, trong khi chỉ tiêu đặt ra là từ 15 đến 20 suất. Trong thời gian còn lại, chúng ta có thể tiếp tục hy vọng?

- Theo tính toán của tôi, đoàn TTVN có thể hoàn thành chỉ tiêu với 16 hoặc 18 suất dự Olympic. Hy vọng vẫn còn ở boxing nữ, với võ sĩ Lừu Thị Duyên sẽ tranh tài ở Kazakhstan vào tháng 5. Vật vẫn còn thi đấu nữa và cũng có khả năng. Judo thì chúng ta đã tiếp cận ngưỡng được dự Olympic rồi…

The thao Viet Nam kho dat huy chuong Olympic anh 1
Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Minh, TTVN có thể giành được 18 suất dự Olympic 2016, bằng Olympic 2012 tại London. Ảnh: Quốc Bảo

- Đua thuyền mới đây có 2 nội dung đủ tiêu chuẩn dự Olympic, nhưng chúng ta chỉ được chọn 1. Xin ông giải thích rõ hơn về điều này?

- Đây là quy định của Liên đoàn đua thuyền Rowing thế giới (FISA). Họ chỉ cho mỗi quốc gia 1 đại diện nam và 1 đại diện nữ dự Olympic. Rowing Việt Nam không thành công ở các nội dung của nam, nên dù nữ có 2 nội dung thành công cũng chỉ được 1 suất mà thôi.

Phạm Thị Huệ giành vé thứ 15 dự Olympic cho Việt Nam

Phạm Thị Huệ đã trở thành VĐV thứ 15 của thể thao Việt Nam (TTVN) giành vé dự Olympic sau khi vượt qua vòng loại môn rowing ở Chungju (Hàn Quốc) sáng 24/4.

Trong thời gian tới, bộ môn rowing sẽ xem xét các đối thủ tại Olympic để quyết định đưa nội dung nào có khả năng tranh chấp thành tích tốt hơn đến Rio. Nhưng dù thế nào đi nữa, cũng phải ghi nhận nỗ lực của Phạm Thị Huệ (thuyền đơn) hay Phạm Thị Thảo – Tạ Thanh Huyền (thuyền đôi) là kỳ tích.

- Trên cơ sở đó, ông đánh giá thế nào về “chiến dịch” săn vé Olympic của TTVN?

- Tôi cho rằng đây là hiệu quả bước đầu của việc đầu tư có trọng điểm, thay vì đầu tư dàn trải, ôm đồm như trước.

Trước kia, quan điểm của các nhà lãnh đạo thể thao Việt Nam là đi tắt đón đầu, tập trung nâng cao thành tích ở đấu trường SEA Games. Quan điểm ấy là đúng, trong bối cảnh những năm 90 của thế kỷ trước, khi chúng ta cần hòa nhập lại với thể thao Đông Nam Á.

Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng: đứng đầu SEA Games không có ý nghĩa gì đối với các cuộc thi tài ở ASIAD hay Olympic.

Ngay từ những năm 2000, tôi đã xây dựng đề án chuyển hướng đầu tư trọng điểm cho các VĐV Việt Nam để có thể tiếp cận trình độ ASIAD và Olympic. Tôi có nêu rõ, ngay cả những nền thể thao mạnh nhất thế giới như Nga, Mỹ cũng chỉ đầu tư 14 môn, trong khi yếu như Việt Nam lại đầu tư đến 10 môn loại 1 và 22 môn loại 2.  

Nhưng đề án đó không nhận được sự ủng hộ. Tôi thành đơn thương độc mã và nội bộ ngành thể thao mâu thuẫn gay gắt về chuyện tiếp tục đi tắt đón đầu hay đầu tư trọng điểm.

Cho đến sau Olympic London 2012 và đặc biệt là SEA Games 2013, các nhà quản lý TTVN mới quyết tâm chuyển hướng đầu tư cho Olympic. Tôi rất mừng là kết thúc SEA Games 2015 ở Singapore, đoàn TTVN đạt được 85% số huy chương là các môn Olympic.

The thao Viet Nam kho dat huy chuong Olympic anh 2
Ánh Viên nếu lọt vào chung kết 8 VĐV giỏi nhất Olympic cũng đã là thành công ngoài mong đợi.

Và kết quả có được ngày hôm nay ở các nội dung vòng loại Olympic 2016 là rất đáng hoan nghênh. Ba môn thể thao Olympic cơ bản là điền kinh, bơi và thể dục dụng cụ chúng ta đều có đại diện vượt qua vòng loại bằng thành tích chứ không phải vé mời. Các môn thể thao hiện đại như đấu kiếm, đua thuyền du nhập vào Việt Nam rất muộn, nhưng chúng ta cũng có đến 3 VĐV ở mỗi môn đạt chuẩn đi Olympic…

- Thưa ông, dù rất vẻ vang nhưng đó mới chỉ là thành tích qua vòng loại. Ở đấu trường Olympic, liệu TTVN có hy vọng đoạt huy chương?

- Phải nói rõ ràng như thế này. Vượt qua vòng loại với các nội dung như trên đã rất kỳ công, nhưng để có huy chương Olympic là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là câu chuyện về đầu tư quyết liệt và chuyên biệt.

Tôi lấy ví dụ, đua xe đạp Anh trước Olympic Bắc Kinh 2008 chưa bao giờ giành được HCV. Nhưng VĐV Chris Hoy của họ đã có 6 HCV sau 2 kỳ Olympic 2008 và 2012. Họ đã đầu tư cho anh ta bao nhiêu tiền? 39 triệu đô.

Các VĐV giành HCV Olympic của các nước châu Âu khác cũng có mức đầu tư khoảng 34 triệu đô. Trong khi đó, Ánh Viên của chúng ta 2 năm mới được rót khoảng 7 tỉ đồng, tức là chưa đến 400 ngàn đô.

The thao Viet Nam kho dat huy chuong Olympic anh 3
Bắn súng của Xuân Vinh là môn hy vọng có huy chương Olympic, nhưng điều kiện tập luyện quá thiếu thốn.

Tôi thực sự không hiểu vì lý do gì mà bắn súng, một trong hai môn có thể mang lại huy chương Olympic, lại để xảy ra tình trạng VĐV không có đạn bắn. Cô Nhung (HLV Nguyễn Thị Nhung) cứ phải đưa quân đi nước ngoài tập huấn, vì ở đấy có đạn. Chúng ta mong muốn VĐV đạt thành tích cao, nhưng những điều kiện tối thiểu cũng không cung cấp đủ cho họ thì khó lắm.

- Như vậy là các VĐV Việt Nam đến Olympic vẫn với bài ca muôn thuở là… cọ xát, thưa ông?

- Tôi vẫn nhớ là Olympic London 2012, TTVN có 18 suất vượt qua vòng loại. Trước ngày lên đường, tôi có dự đoán là chúng ta khó có huy chương. Nhiều người không vui, nhưng thực tế diễn ra đúng như vậy, trắng tay.

Kỳ Olympic Rio 2016 này, đua thuyền, đấu kiếm góp mặt đã là rất tuyệt vời, nhưng khoảng cách đến huy chương quá xa. Vật và Judo (nếu giành được suất), cũng khó qua vòng 1/16. Thể dục dụng cụ với Phước Hưng, Hà Thanh hay bơi với Ánh Viên, chỉ cần được góp mặt ở chung kết, tức là 8 người giỏi nhất, thì cũng đã là vĩ đại ngoài tưởng tượng.

Hy vọng thực tế chỉ nằm ở 2 môn: cử tạ và bắn súng. Trong thể thao có yếu tố may mắn, nhưng chúng ta không thể lấy may mắn ra dự đoán. Bởi vậy, tôi vẫn cho rằng TTVN muốn có huy chương Olympic buộc phải đầu tư trọng điểm, chuyên biệt và chờ đợi thêm một vài chu kỳ nữa.

- Xin chân thành cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Hồng Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, nguyên Trưởng đoàn TTVN tại nhiều kỳ SEA Games và ASIAD, là người có tiếng nói chuyên môn rất uy tín trong làng thể thao Việt Nam. Dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn đóng vai trò chuyên gia, cố vấn cho nhiều địa phương muốn thúc đẩy phong trào thể thao đúng hướng. Ông chính là người đưa ra lý lẽ xác đáng phản biện thành công Việt Nam đăng cai ASIAD 2018 khi đất nước chưa đủ điều kiện chín muồi.

15 suất dự Olympic 2016 của TTVN (tính đến 24/4):

Nguyễn Như Hoa, Vũ Thành An, Nguyễn Thị Lệ Dung (đấu kiếm);

Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc Cường (bắn súng);

Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng (vật);

Nguyễn Thành Ngưng (điền kinh);

Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn, Nguyễn Trần Anh Tuấn hoặc Hoàng Tấn Tài (cử tạ);

Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi);

Phạm Phước Hưng, Phan Thị Hà Thanh (thể dục dụng cụ);

Phạm Thị Huệ hoặc Phạm Thị Thảo - Tạ Thanh Huyền (Rowing).

‘Nên đưa môn thể thao có tính ứng dụng cao vào trường học’

Vụ 9 học sinh chết đuối ở Quảng Ngãi lại một lần nữa đặt ra câu hỏi phải chăng các em đã không được trang bị đầy đủ kỹ năng sống cần thiết từ trường học?


Quốc Bảo

Bạn có thể quan tâm