Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

NYT: Điệp viên Trung Quốc thao túng thông tin giả về Covid-19 ở Mỹ

Các quan chức nói rằng tình báo Trung Quốc đã gửi tin nhắn giả đến điện thoại người dân nhằm gieo rắc sự hoảng loạn trong những ngày đầu bùng phát đại dịch Covid-19 ở Mỹ.

Các điệp viên Trung Quốc đã cố gắng gieo rắc sự lo sợ trên khắp nước Mỹ, trong những ngày đầu bùng phát đại dịch Covid-19, bằng cách gửi tin nhắn giả đến điện thoại di động và tài khoản mạng xã hội của người dân Mỹ, New York Times đưa tin hôm 22/4.

Bài báo được viết dựa trên cuộc phỏng vấn 6 quan chức Mỹ, những người nói trong điều kiện giấu tên. Những phát hiện này dường như thể hiện sự leo thang của các cường quốc nước ngoài khi cố gắng tận dụng sự lo lắng xung quanh đại dịch để gieo rắc sự nhầm lẫn ở Mỹ.

Cơ quan tình báo Mỹ đang có cái nhìn mới về cách các điệp viên nước ngoài có thể khai thác tình hình. Báo cáo cho biết nỗ lực gần đây đặc biệt đáng báo động với các quan chức tình báo, vì thông tin sai lệch xuất hiện dưới dạng tin nhắn trên điện thoại di động của người dân Mỹ, một chiến thuật mà họ chưa từng thấy trước đây.

Những tin nhắn như vậy được cho là đến từ một nguồn trong Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Rất nhiều người dân Mỹ nhận được tin nhắn như vậy. Hội đồng An ninh Quốc gia đã ra một thông báo qua Twitter tuyên bố rằng tất cả đều là tin giả.

Tinh vi và đáng báo động

Theo New York Times, các quan chức được phỏng vấn làm việc trong 6 cơ quan khác nhau. Họ gồm những quan chức sự nghiệp, ủy viên chính trị, một số người đã dành nhiều năm để phân tích Trung Quốc.

Dai dich Covid-19 anh 1

Một trong những tin nhắn giả được gửi đến người dân đến từ một nguồn trong Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Ảnh: AFP.

“Người Trung Quốc nhìn thấy cơ hội để thúc đẩy các câu chuyện kể của họ để mô tả Trung Quốc đã kiểm soát được đại dịch một cách hiệu quả và cho thấy Mỹ đã thực hiện một công việc khủng khiếp thông qua số người nhiễm bệnh, sự chuẩn bị không đầy đủ về vật tư y tế”, Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á, kiêm giám đốc Dự án sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu và chiến lược quốc tế nói.

“Có rất nhiều cách mà họ có thể chỉ ra việc chính phủ Mỹ đã thất bại với người dân của mình, vì vậy tôi nghĩ họ đang làm điều đó, nhưng cũng có nhiều cách khác, kể cả các điệp viên của Nga”, ông Glaser nói thêm.

Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của các tin nhắn vẫn chưa rõ ràng, theo báo cáo. Hai trong số các quan chức cho biết họ không nghĩ rằng Trung Quốc tạo ra các tin nhắn, nhưng đã sử dụng các điệp viên của họ để truyền bá chúng qua ứng dụng nhắn tin trên điện thoại và tài khoản mạng xã hội một cách khéo léo để lan truyền chúng.

Kỹ thuật như vậy là phù hợp với chiến lược chung được sử dụng bởi tình báo Nga và gián điệp mạng ủy nhiệm của họ. Những người sử dụng công nghệ để tạo ra tin nhắn giả trên tài khoản mạng xã hội và gửi tin nhắn đến người dân Mỹ, những người sau đó sẽ lan truyền chúng tới bạn bè để chia sẻ quan điểm của họ.

Động thái của Trung Quốc nhằm lan truyền thông tin sai lệch thông qua tin nhắn văn bản và ứng dụng nhắn tin được mã hóa là đáng báo động, vì sẽ rất khó cho các cơ quan thực thi pháp luật theo dõi và kiểm soát.

Có một sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các nhà phân tích trong khu vực tư nhân, rằng sự thao túng của Trung Quốc ở Mỹ đang phát triển ngày càng tinh vi hơn.

Trong một bài viết trên Tạp chí Foreign Affairs, bà Laura Rosenberger, thuộc Quỹ Marshall, nhóm chuyên gia tư vấn có trụ sở tại Washington, ủng hộ khẳng định rằng điệp viên Trung Quốc đang hoạt động để thao túng thông tin ở Mỹ.

Gieo rắc nỗi sợ hãi

“Ngoài các chiến dịch thông tin công khai, các điệp viên Trung Quốc cũng tham gia vào nỗ lực bí mật để thao túng thông tin và gieo rắc sự hỗn loạn, thậm chí là khuếch đại các tin nhắn văn bản giả đã lan truyền ở Mỹ trong cảnh báo vào giữa tháng 3, với giọng điệu hoảng loạn rằng Tổng thống Donald Trump sắp áp dụng phong tỏa 2 tuần”, bà Rosenberger nói trong bài báo của New York Times đăng vào ngày 22/4.

Dai dich Covid-19 anh 2

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng thúc đẩy thuyết âm mưu quân đội Mỹ đã đem virus corona đến Vũ Hán. Ảnh: AFP.

Những nỗ lực này phản ánh những thay đổi không chỉ trong thông điệp của Bắc Kinh mà còn trong các cơ chế mà họ sử dụng để lan truyền thông tin. Một năm qua, số lượng các nhà ngoại giao và đại sứ quán Trung Quốc trên Twitter đã tăng 250%, bà Rosenberger, người còn giữ chức vụ giám đốc liên minh bảo vệ dân chủ cho biết thêm.

Theo New York Times, các nhà ngoại giao của Trung Quốc ở Mỹ đang được giám sát chặt chẽ, với một số câu hỏi liệu các điệp viên núp bóng nhà ngoại giao có giúp truyền bá các tin nhắn giả hay không.

Các quan chức Mỹ cho biết tại Trung Quốc, các quan chức chính phủ hàng đầu đã ban hành chỉ thị cho các cơ quan tham gia vào chiến dịch thông tin toàn cầu xung quanh virus corona.

Trong tháng 3, Zhao Lijian, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã viết trên Twitter, rằng quân đội Mỹ đã mang virus corona đến Vũ Hán để làm bùng phát dịch bệnh. Thông điệp sau đó được chia sẻ bởi các tài khoản Twitter chính thức của các đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc.

Mạng truyền hình quốc tế Trung Quốc (CGTN) đã sản xuất một video nhắm đến người xem ở Trung Đông, trong đó một phóng viên nói tiếng Arab đã báo cáo về những phát hiện được cho là quân đội Mỹ đã mang virus corona đến Vũ Hán, khi tham dự Thế vận hội quân sự ở thành phố này vào tháng 10/2019.

Đại dịch và sự lan rộng của nó trên toàn cầu là mảnh đất màu mỡ cho thông tin sai lệch, với các thuyết âm mưu nhằm mục đích phá rối nội bộ các quốc gia. Gần đây, một số cơ quan báo chí ủng hộ Tổng thống Trump đã thúc đẩy thuyết âm mưu, rằng virus corona được tạo ra từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Bản thân lãnh đạo của phòng thí nghiệm này cũng đã lên tiếng phủ nhận thuyết âm mưu đó.

Nghiên cứu của Mỹ tố đập TQ giữ lại nước sông Mekong trong mùa hạn Hệ thống đập nước của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã gây ra tình trạng hạn hán kỷ lục ở hạ lưu vào năm ngoái, nhưng Bắc Kinh đổ lỗi cho lượng mưa thấp.

Hàng loạt thuyết âm mưu nhắm vào các bệnh viện trị Covid-19 ở Mỹ

Video chỉ 13 giây, không có nội dung gì ngoài chiếc xe lặng lẽ lái qua cổng bệnh viện. Người đăng lên Twitter dùng nó để hoài nghi thông tin “bệnh viện quá tải” tại New York.

Mỹ - Trung tiếp tục khẩu chiến sau ám chỉ về nguồn gốc virus corona

Các nhà ngoại giao hàng đầu hai nước tiếp tục tranh cãi về trách nhiệm đối với dịch bệnh đang lây lan toàn cầu, nguồn gốc của virus và những thuyết âm mưu xung quanh.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm