Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước nghèo lo mất quyền lợi trong thỏa thuận khí hậu

Trong lúc các nhà lãnh đạo khắp thế giới tới Paris để dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, những nước nghèo nhất lo ngại các quốc gia giàu sẽ hy sinh quyền lợi của họ.

knh
Nhóm cảnh sát Pháp bắt một người tham gia hoạt động biểu tình chống Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu ở thành phố Paris hôm 29/11. Ảnh: AP

Các nhà đàm phán từ 195 nước dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) ở thành phố Paris để hoàn tất một hiệp định mới trong vòng hai tuần tới. Nguyên thủ và các nhà lãnh đạo cấp cao của 147 nước phát biểu trong hội nghị hôm 30/11.

Chính phủ Pháp sẽ chính thức chủ trì các cuộc đàm phán trong phiên khai mạc hội nghị từ hôm 30/11. Cảnh sát đã phong tỏa Trung tâm Hội nghị ở khu vực Le Bourget - nơi cách trung tâm thành phố Paris hơn 10 km, chặn những tuyến đường trong khu vực để bảo đảm an ninh trong chuyến thăm của các nhà lãnh đạo từ khắp thế giới.

Nhiều nước sẽ kêu gọi thế giới tận dụng năng lượng mặt trời

Rất có thể các nhà lãnh đạo sẽ công bố hàng loạt kế hoạch quan trọng để ngăn tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng trong hôm 30/11 do họ chỉ tham dự hội nghị đúng một ngày, BBC đưa tin.

Pháp và Ấn Độ sẽ công bố một liên minh toàn cầu nhằm kết nối 100 nước có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào trong những vùng nhiệt đới để mở rộng hoạt động sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời.

Giới quan sát dự đoán nhiều nhà lãnh đạo sẽ công bố những khoản tài trợ cho các nghiên cứu về năng lượng tái sinh.

Nỗi lo của nhóm nước nghèo nhất

Việc các tổng thống và thủ tướng phát biểu tại hội nghị hôm 30/11 khiến nhiều người hy vọng một thỏa thuận sẽ ra đời.

"Đó sẽ là bước ngoặt, thứ mà thế giới cần", Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius bình luận trong một cuộc họp báo hôm 29/11. Ông Fabius sẽ chủ trì hội nghị tới khi các phái đoàn tìm ra tiếng nói chung.

Nội dung của phần lớn cuộc thảo luận sẽ xoay quanh một thỏa thuận mới để nhiệt độ trái đất chỉ tăng thêm 2 độ C.

Kết quả đánh giá của hơn 180 kế hoạch cấp quốc gia mà các nước đệ trình cho thấy, nếu những bản kế hoạch được thực thi, nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm gần 3 độ C.

Nhưng, bất chấp những ngôn từ nồng nhiệt và ý định tốt của giới lãnh đạo, các nước nghèo nhất vẫn lo ngại cộng đồng quốc tế sẽ hy sinh lợi ích của họ đã trong quá trình đàm phán để ký kết hiệp định.

48 nước nghèo nhất thế giới (LDC) tuyên bố rằng, đối với họ, mức tăng 1,5 độ C đã có thể dẫn tới thảm họa.

"Sự phát triển kinh tế, an ninh lương thực khu vực, hệ sinh thái, sự tồn tại của dân số cũng như sinh kế của các nước LDC đang lâm nguy nếu các cuộc đàm phán chỉ muốn đạt mục tiêu về mức tăng 2 độ C", Giza Gaspar Martins, một nhà đàm phán từ Angola, phát biểu.

Các nhà đàm phán tranh thủ thời gian

Hiện tại nội dung văn bản đàm phán chiếm tới hơn 50 trang giấy kèm theo nhiều dấu ngoặc đơn - dấu hiệu của sự bất đồng ý kiến.

Các nhóm đàm phán đã bắt đầu làm việc từ hôm 29/11 bởi họ biết có thể những vấn đề còn tồn động sẽ không được giải quyết trong khoảng thời gian sắp tới của hội nghị.

Họ hy vọng một dự thảo hiệp định sẽ ra đời vào cuối tuần này để các vị bộ trưởng phụ trách môi trường sẽ có tài liệu mà thảo luận trong tuần tiếp theo.

Lãnh đạo thế giới đau đầu với 'mối đe dọa lớn hơn khủng bố'

Trong tuần tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tụ họp tại Paris để đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, mối đe dọa mà Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả “còn lớn hơn khủng bố”.

 

Linh Phong

Bạn có thể quan tâm