Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước Mỹ và những vấn đề nội tại

Theo tác giả Jared Diamond, người Mỹ chưa thực sự đối mặt những bất ổn của mình. Họ đổ lỗi, trốn chạy và không chịu học hỏi quốc gia khác.

Bây giờ, hãy nói về những hạn chế. Những bước đầu tiên của bất kỳ quốc gia nào trong việc giải quyết biến cố chính là đạt được sự đồng thuận rằng quốc gia đó đang thực sự đối mặt biến cố (nhân tố số1); nhận trách nhiệm về các vấn đề của họ (nhân tố số 2), thay vì đổ lỗi cho “người khác” (các quốc gia hoặc các nhóm khác trong cùng một quốc gia); và thực hiện một sự tự đánh giá trung thực về những gì đang tốt và không tốt (nhân tố số 7).

Nước Mỹ vẫn chưa thống nhất được trong những bước đầu tiên này. Trong khi người Mỹ ngày càng quan tâm điều kiện quốc gia, chưa có một sự đồng thuận quốc gia về những việc sai lầm.

Giới siêu giàu chạy trốn trong các boongke xa hoa

Tự đánh giá trung thực không đủ. Không có một sự công nhận rộng rãi rằng những vấn đề cơ bản là sự phân cực, tỷ lệ cử tri và những trở ngại trong đăng ký bầu cử, bất bình đẳng và dịch chuyển kinh tế - xã hội, suy thoái đầu tư chính phủ vào giáo dục và công lợi.

Rất nhiều chính trị gia Mỹ và cử tri đang làm việc vất vả để khiến cho những vấn đề đó tồi tệ hơn thay vì giải quyết chúng. Rất nhiều người Mỹ tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Những người Mỹ khá giả và có tầm ảnh hưởng với quyền lực không cân xứng có xu thế nhận thấy điều gì đó không ổn, nhưng thay vì dùng của cải và quyền lực để tìm kiếm giải pháp, họ lại tìm cách đưa chính mình và gia đình trốn chạy khỏi những vấn đề của xã hội Mỹ.

Các chiến lược trốn chạy đang được ưa chuộng gồm có mua bất động sản ở New Zealand (quốc gia tách biệt nhất thuộc thế giới thứ nhất), hoặc chuyển đổi các hầm phóng tên lửa bỏ hoang của Mỹ thành những boongke tiện nghi xa hoa.

Bat on nuoc My anh 1

Boongke hiện đại trên sa mạc, thung lũng Paradise, bang Arizona, Mỹ (5,8 triệu USD). Ảnh: MNS.

Nhưng một nền tiểu văn minh xa hoa trong boongke, hoặc thậm chí là một xã hội tách biệt thuộc thế giới thứ nhất ở New Zealand có thể sống sót được bao lâu nếu nước Mỹ bên ngoài sụp đổ: Vài ngày? Vài tuần? Thậm chí vài tháng? Quan điểm này được gói gọn trong đoạn trao đổi cay đắng sau:

Hỏi: Bao giờ nước Mỹ mới nhìn nhận các vấn đề của họ một cách nghiêm túc?

Đáp: Khi người Mỹ giàu có và quyền lực bắt đầu cảm thấy không an toàn về mặt thể chất.

Về câu trả lời này, tôi muốn thêm rằng: khi người Mỹ giàu có và quyền lực nhận ra không điều gì họ làm có thể giữ cho họ an toàn về thể chất, nếu hầu hết người Mỹ khác vẫn giận dữ, thất vọng và thực sự vô vọng.

Một bất lợi lớn khác đó là trong số hàng chục dự đoán ứng phó thành công, dự đoán không thể hiện rõ chất Mỹ nhất chính là sự tự nguyện học hỏi từ những hình mẫu ứng phó luân phiên mà quốc gia khác đã làm (nhân tố số 5).

Sự khước từ học hỏi này liên quan niềm tin vào “chủ nghĩa biệt” Mỹ, nghĩa là niềm tin rằng nước Mỹ độc nhất đến nỗi chẳng điều gì xảy ra ở nước khác lại có thể áp dụng cho nước Mỹ.

Dĩ nhiên chuyện đó thật ngớ ngẩn. Mặc dù Mỹ thực sự khác biệt về nhiều mặt, mọi con người, mọi xã hội, mọi chính quyền và mọi nền dân chủ đều có những đặc điểm chung, cho phép mỗi người học được từ người khác một điều gì đó.

Đặc biệt, người hàng xóm Canada, cũng như Mỹ, là một nền dân chủ giàu mạnh với lãnh thổ rộng lớn, mật độ dân số thấp, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến, tự do lựa chọn bắt nguồn từ các rào cản địa lý phòng vệ, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, và dân số đa phần là người nhập cư đến từ năm 1600.

Mặc dù vai trò trên thế giới của Canada khác với vai trò của Mỹ, cả Canada và Mỹ đều có chung những vấn đề nhân đạo toàn cầu.

Rất nhiều đường lối xã hội và chính trị của Canada khác biệt đáng kể so với Mỹ, chẳng hạn như liên quan các kế hoạch y tế quốc gia, nhập cư, giáo dục, nhà tù và cân bằng giữa lợi ích cộng đồng và cá nhân.

Một vài vấn đề mà người Mỹ coi như không hóa giải được thì người Canada lại giải quyết theo cách nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Chẳng hạn, tiêu chí xét duyệt dân nhập cư của Canada chi tiết và hợp lý hơn của Mỹ. Do đó, 80% người Canada cho rằng dân nhập cư có lợi cho nền kinh tế Canada, khác xa với sự chia rẽ trong xã hội Mỹ về nhập cư.

Nhưng sự ngó lơ của Mỹ đối với người láng giềng Canada thật đáng kinh ngạc. Bởi vì, hầu hết người Canada nói tiếng Anh, sống ngay cạnh nước Mỹ, và cùng chia sẻ với Mỹ cùng một hệ thống mã vùng điện thoại, nên nhiều người Mỹ thậm chí không nghĩ rằng Canada là một thực thể riêng biệt.

Họ không nhận ra Canada khác biệt như thế nào, và người Mỹ có thể học hỏi được bao nhiêu từ những mô hình của Canada nhằm giải quyết những vấn đề nan giải.

Bat on nuoc My anh 2

Giới nhà giàu Mỹ tìm mọi cách để đến New Zealand trốn đại dịch. Ảnh: Bloomberg.

Không chịu học hỏi các quốc gia khác

Quan điểm của người Mỹ về Tây Âu thoạt tiên không giống như về Canada. Rõ ràng, Tây Âu khác với Mỹ, theo kiểu không rõ ràng như Canada trong mắt chúng ta.

Không giống Canada, Tây Âu ở xa Mỹ, mất ít nhất 5 giờ bay để đến được đó, thay vì một chuyến chạy xe ngắn. Họ chủ yếu nói nhiều ngôn ngữ thay vì sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất, và có một lịch sử lâu đời không phải chỉ dựa trên những lớp người di dân mới đây.

Tuy nhiên, các quốc gia Tây Âu là những nền dân chủ giàu có, đối mặt những vấn đề tương tự như Mỹ về y tế, giáo dục, nhà tù và nhiều vấn đề khác. Họ luôn giải quyết theo các hướng khác biệt.

Đặc biệt, các chính phủ châu Âu hỗ trợ y tế, giao thông công cộng, giáo dục, người cao tuổi, nghệ thuật, và nhiều khía cạnh khác của đời sống bằng nguồn đầu tư của chính phủ với các chính sách mà người Mỹ có xu hướng gạt bỏ.

Mặc dù thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ cao hơn một chút so với hầu hết nước châu Âu, tuổi thọ trung bình và mức độ hài lòng cá nhân ở Tây Âu vẫn luôn cao hơn Mỹ.

Điều này cho thấy các mô hình Tây Âu có thể dạy cho nước Mỹ khá nhiều. Nhưng lịch sử gần đây của Mỹ không có mấy phái đoàn được chính quyền gửi qua học tập mô hình Tây Âu và Canada, tương tự các phái đoàn chính phủ Nhật Bản thời Minh Trị đã làm.

Đó là bởi vì niềm tin rằng phương pháp của Mỹ ưu việt hơn của Tây Âu và Canada. Mỹ là trường hợp đặc biệt mà các giải pháp của Tây Âu và Canada không thể nào áp dụng được.

Thái độ tiêu cực đó tước đi lựa chọn mà rất nhiều cá nhân và quốc gia đã thấy hữu ích trong việc giải quyết biến cố: Học hỏi từ hình mẫu mà những nước khác đã giải quyết các biến cố tương tự.

Hai nhân tố còn lại tạo thành bất lợi nhỏ và một thông điệp kết hợp. Bất lợi nhỏ là người Mỹ đã không được tôi luyện để khoan dung cho sự bấp bênh và thất bại của quốc gia (nhân tố số 9). Điều này va chạm với thái độ “tích cực” và kỳ vọng thành công của họ.

So với người Anh từng ứng phó sự sỉ nhục của Khủng hoảng Suez năm 1956, và so với người Nhật và người Đức từng phục hồi sau thất bại thảm hại trong Thế chiến II (người Đức còn thất bại trong cả Thế chiến I), thì người Mỹ coi sự thất bại trong chiến tranh là sự chia rẽ dân tộc và khó lòng dung thứ.

Những kinh nghiệm vượt qua các biến cố trước đây đã đưa Mỹ lên một vị trí hỗn hợp (nhân tố số 8). Nước Mỹ chưa từng thất bại trong chiến tranh và bị chiếm đóng như Nhật và Đức, cũng chưa từng bị xâm lược như Phần Lan, chưa từng bị tấn công hay đe dọa xâm chiếm như Anh và Australia.

Nước Mỹ cũng chưa từng phải chịu một cuộc cải tổ lớn như Nhật Bản những năm 1869-1912, như Anh quốc những năm 1945-1946 và những thập niên sau đó.

Nhưng Mỹ đã vượt qua một cuộc nội chiến dai dẳng đe dọa tới sự thống nhất quốc gia, thoát ra khỏi cuộc Đại Suy thoái những năm 1930, và đã chuyển đổi thành công từ sự tách biệt hòa bình sang nỗ lực chiến tranh toàn diện trong Thế chiến II.

Trong những đoạn trước, tôi đã liệt kê nhân tố dự đoán áp dụng cho Mỹ. Các đặc điểm địa lý mang lại cho Mỹ sự tự do lựa chọn, ý thức mạnh mẽ về căn tính quốc gia, và lịch sử về tính linh hoạt là những nhân tố gợi sự tiên lượng tốt.

Những nhân tố cản trở một kết quả tốt là sự thiếu đồng thuận trong việc thừa nhận một biến cố đang bắt đầu manh nha, sự đổ lỗi thường xuyên các vấn đề cho người khác, thay vì nhận trách nhiệm, nỗ lực của những người Mỹ quyền lực trong việc bảo vệ chính họ thay vì cải tạo đất nước, và sự không sẵn lòng học hỏi từ mô hình của các quốc gia khác.

Những nhân tố này không dự đoán rằng Mỹ sẽ chọn cách giải quyết vấn đề. Chúng chỉ dự đoán việc Mỹ có thể sẽ chọn cách giải quyết ra sao.

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ? Chuyện đó phụ thuộc các lựa chọn. Những ưu thế cốt lõi vô cùng lớn mà Mỹ có được cho phép họ đảm bảo một tương lai rạng rỡ như trong quá khứ, nếu họ ứng phó những trở ngại tự họ bày ra trước mắt.

Nhưng Mỹ đang lãng phí những ưu thế đó. Các quốc gia khác trước đây hưởng những ưu thế mà ngày nay chính họ đã lãng phí. Các quốc gia khác trước đây cũng đối mặt những biến cố quốc gia dữ dội hoặc chậm rãi lộ diện như biến cố hiện tại của Mỹ.

Một số trong những quốc gia đó, như Nhật Bản thời Minh Trị hay Phần Lan và Đức sau chiến tranh, đã thành công trong việc đổi mới triệt để trong thời gian dài và cuối cùng cũng giải quyết được những biến cố.

Phải chờ xem liệu người Mỹ có chọn lập một hàng rào không (nhân tố số 3), không phải dọc theo biên giới Mexico, mà là hàng rào giữa những đặc điểm của một xã hội Mỹ đang vận hành tốt đẹp với những đặc điểm không tốt. Liệu chúng ta có thay đổi được những đặc điểm bên trong hàng rào tạo nên biến cố đang lớn dần kia không.

Xã hội Mỹ ra sao dưới tác động của truyền hình, công nghệ?

"Nước Mỹ đến hôm nay vẫn có ít vốn xã hội để đề kháng với sự xuất hiện của những sức mạnh công nghệ hiện đại làm mất đi cá tính con người", tác giả Jared Diamond viết.

Jared Diamond / NXB Dân trí liên kết Omega Plus

SÁCH HAY