Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước Mỹ kỷ niệm sự kiện 11/9 giữa một thảm họa khác

Năm 2020 chứng kiến đại dịch Covid-19 định hình lại vô số hoạt động truyền thống của người Mỹ, ngay cả việc tưởng niệm sự kiện 11/9 cũng không phải ngoại lệ.

Theo AP, tại New York, những hoạt động kỷ niệm 19 năm vụ khủng bố ngày 11/9/2001 sẽ được tổ chức song song ở quảng trường tưởng niệm 11/9 và tại một góc gần Trung tâm Thương Mại Thế giới.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ có mặt ở cả hai lễ tưởng niệm tại New York trong khi ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden sẽ tham dự lễ duyệt binh ở quảng trường tưởng niệm sự kiện 11/9.

Cả Tổng thống Donald Trump lẫn ông Joe Biden đều dự định đến thăm Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở bang Pennsylvania, nhưng vào những thời điểm khác nhau. Ông Trump sẽ phát biểu vào buổi sáng 11/9 trong khi ông Biden dự kiến phát biểu vào buổi chiều.

Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 1

Cảnh tượng tháp đôi New York bị đánh sập ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.

Những buổi lễ vắng người

Ở New York, những hoạt động tưởng niệm hầu như đã bị hủy bỏ hoàn toàn để tránh nguy cơ lây lan virus corona. Sở Cứu hỏa New York cố gắng thuyết phục đám đông từ bỏ ý định tổ chức các lễ kỷ niệm truyền thống. Tuy nhiên, một đám đông đã xuống đường kêu gọi khôi phục các hoạt động này.

Các sự kiện tưởng niệm còn lại dự kiến diễn ra tại New York, Lầu Năm Góc và một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania.

Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 2

Các nhà lãnh đạo quân sự sẽ tiến hành lễ tưởng niệm tại Lầu Năm Góc mà không có sự tham gia của người thân nạn nhân trong thảm họa 11/9. Ảnh: AP.

Ông Katherine Cordek, người phát ngôn Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở Pennsylvania, cho biết tên của các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa gần hai thập niên trước sẽ được xướng lên, nhưng sẽ chỉ có một cá nhân làm việc này thay vì nhiều thành viên trong gia đình.

Giới lãnh đạo quân sự có kế hoạch tiến hành buổi lễ tại Lầu Năm Góc mà không có sự tham gia của thành viên gia đình các nạn nhân. Tên của những người thiệt mạng 19 năm trước cũng được phát qua băng ghi âm thay vì đọc trực tiếp. Gia đình nạn nhân có thể đi thành từng nhóm nhỏ đến đài tưởng niệm của Lầu Năm Góc vào cuối ngày 11/9.

Lãnh đạo của Bảo tàng và Đài tưởng niệm Quốc gia 11/9 tại New York cho biết sẽ tổ chức một buổi lễ kỷ niệm mà không xướng tên các nạn nhân, đồng thời tuân thủ nghiêm quy định an toàn.

Lo ngại thảm họa đi vào quên lãng

Nhiều người thân của các nạn nhân trong số 3.000 người thiệt mạng trong vụ khủng bố 19 năm trước hiểu rằng việc gác lại hoạt động tưởng niệm là bất khả kháng, tương tự nhiều truyền thống khác của người Mỹ cũng bị hủy bỏ trong năm 2020 vì đại dịch.

Nhưng cũng có người lo rằng đây sẽ là khởi đầu của sự lãng quên. Nhiều nguời tự hỏi các hoạt động này có còn được chú ý và tổ chức một cách thiêng liêng vào những năm tới hay không.

“Đây không khác gì cú tát vào mặt đối với tôi cả”, ông Jim Riches, cha của một lính cứu hỏa thiệt mạng 19 năm trước, chia sẻ.

Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 3

Thân nhân những người thiệt mạng trong sự kiện đau thương gần 2 thập kỷ trước lo ngại năm 2020 sẽ đánh dấu sự chìm vào quên lãng của thảm họa 11/9. Ảnh: AP.

Năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên trong gần hai thập niên qua ông Riches ở nhà vào ngày 11/9 thay vì có mặt tại đài tưởng niệm. Ông cũng cho rằng những người có nguyện vọng thì nên được phép đến quảng trường và nghe đọc trực tiếp tên người thân đã khuất của mình, thay vì nghe từ một đoạn băng ghi âm.

Trái lại, bà Anthoula Katsimatides cho rằng sự thay đổi trong khâu tổ chức của các hoạt động tưởng niệm giúp người thân của các nạn nhân “có thể tri ân những người thân yêu theo một cách thiêng liêng và an toàn”.

Bà Katsimatides cũng tin rằng nguyên nhân duy nhất khiến các hoạt động tưởng niệm phải thay đổi là đại dịch Covid-19, chứ không phải để đẩy sự kiện 11/9 chìm vào quá khứ như lo ngại của ông Riches.

“Đại dịch Covid-19 bùng phát một cách bất ngờ, không ai lường trước được, hệt như sự kiện 11/9 vậy”, bà nói.

Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 4

Một số thành viên gia đình nạn nhân vụ 11/9 hiểu rằng tình hình đại dịch khiến các hoạt động tưởng niệm không được tổ chức như họ mong đợi. Ảnh: AP.

Bà Katsimatides cũng cho rằng những buổi lễ tưởng niệm sẽ lại được tổ chức một cách bình thường vào năm sau, khi đại dịch đã qua đi.

Debra Epps, em gái của một kế toán viên tên Christopher thiệt mạng trong thảm họa 11/9, cho rằng việc cơ quan tổ chức sự kiện tinh giản các hoạt động tưởng niệm là đúng đắn. Tình hình dịch bệnh khiến cô lo ngại đến mức không dám tham gia.

“Quyết định không đến buổi lễ tưởng niệm thực sự rất khó khăn với tôi, nhưng tôi hiểu rằng nước Mỹ đang mắc kẹt trong đại dịch. Dù gì đi nữa, tôi vẫn sẽ nhớ đến anh trai mình”, cô chia sẻ.

Người đàn ông trong bức ảnh nổi tiếng về 11/9 qua đời vì Covid-19

Người đàn ông trong bức ảnh tháo chạy khỏi mảnh vỡ và khói bụi khi tòa tháp phía Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ trong vụ khủng bố 11/9/2001, vừa qua đời.

Vụ 11/9 gây chấn động, đại dịch không một tiếng nổ nhưng tàn khốc hơn

Gần hai thập kỷ sau khi Tòa tháp đôi tại Manhattan sụp đổ trước vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 11/9, đại dịch Covid-19 lại một lần nữa thử thách ý chí của người dân New York.

Ca tử vong ở Mỹ gấp 16 lần vụ khủng bố 11/9, giải cứu nhà xác New York

Trước tình trạng dịch vụ mai táng quá tải tại New York, giáo sư David Penepent cùng sinh viên tham gia vận chuyển và hoả táng thi thể bệnh nhân nhiễm Covid-19. 

Đại Hoàng

Theo AP

Bạn có thể quan tâm