Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước đầu tiên trên thế giới cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Quốc hội Australia đã thông qua dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian trực tuyến.

Đạo luật yêu cầu các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, Snapchat, Reddit, X và Instagram chịu trách nhiệm nếu không ngăn chặn được việc trẻ em dưới tuổi quy định lập tài khoản. Ảnh: Reuters.

Quốc hội Australia ngày 28/11 đã thông qua đạo luật chưa từng có trên thế giới: Cấm người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, Guardian đưa tin.

Luật mới được soạn thảo để đáp ứng những vấn đề mà Thủ tướng Anthony Albanese gọi là "mối liên hệ rõ ràng giữa sự phát triển của mạng xã hội và tác hại (đối với) sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Australia".

Hôm 28/11, Thượng viện nước này đã thông qua dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng các nền tảng mạng xã hội, với 34 phiếu thuận và 19 phiếu chống.

Tuy nhiên các học giả, chính trị gia và nhóm vận động cảnh báo rằng lệnh cấm có thể phản tác dụng, khiến thanh thiếu niên tìm đến dark web (trang mạng đen) hoặc khiến chúng cảm thấy bị cô lập hơn.

Việc thực hiện lệnh cấm trong thực tế cũng được cho là đối mặt nhiều thách thức. Nhiều người lo ngại rằng quá trình này diễn ra quá vội vã và nếu người dùng bị yêu cầu chứng minh độ tuổi, điều đó có thể dẫn đến việc các công ty truyền thông xã hội thu được những dữ liệu cá nhân có giá trị.

Dự luật sửa đổi an toàn trực tuyến (độ tuổi tối thiểu sử dụng phương tiện truyền thông xã hội) cấm các nền tảng truyền thông xã hội cho phép người dùng dưới 16 tuổi truy cập vào các dịch vụ. Các nền tảng này sẽ đối mặt với mức phạt lên tới 50 triệu AUD (33 triệu USD) nếu vi phạm. Tuy nhiên, dự luật không nêu chi tiết về cách thức hoạt động, chỉ nêu rằng các công ty sẽ phải thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo người dùng từ 16 tuổi trở lên. Chi tiết sẽ được công bố sau, thông qua việc hoàn thành thử nghiệm công nghệ đảm bảo độ tuổi vào giữa năm 2025.

Dự luật sẽ chưa có hiệu lực trong vòng 12 tháng nữa.

Dự luật cũng không nêu rõ sẽ áp dụng cho những công ty nào, mặc dù Bộ trưởng Truyền thông Michelle Rowland nói rằng Snapchat, TikTok, X, Instagram, Reddit và Facebook có khả năng sẽ nằm trong lệnh cấm. Bà cho biết YouTube sẽ không nằm trong danh sách vì mục đích giáo dục "quan trọng" của nền tàng này.

Dự luật đã được trình lên quốc hội vào tuần trước, khi chỉ còn ba ngày họp nữa là hết lịch trình của cơ quan lập pháp này. Nó nhận được 15.000 đơn đệ trình trong một ngày. Trong số đó có một ý kiến ​​từ Tổ chức Ân xá Quốc tế khuyến nghị không nên thông qua dự luật vì "lệnh cấm gây cô lập những người trẻ tuổi sẽ không đáp ứng được mục tiêu cải thiện cuộc sống của những người trẻ tuổi của chính phủ".

Theo đài truyền hình ABC của Australia, số lượng phản hồi tăng lên đáng kể sau khi ông chủ mạng xa hội X Elon Musk đăng lại một dòng tweet của Thủ tướng Albanese thông báo về dự luật, với nội dung "Có vẻ như đây là một cách gián tiếp để kiểm soát quyền truy cập Internet của tất cả người Australia".

Theo ABC, hầu hết ý kiến ​​đều là phản hồi theo mẫu, với chưa đến 100 ý kiến ​​do các nhóm lợi ích đưa ra.

Tỷ phú Musk đã nhiều lần mâu thuẫn với chính phủ Australia trong năm nay về các vấn đề liên quan tới mạng xã hội.

Hôm 26/11, Ủy ban luật pháp về môi trường và truyền thông của Thượng viện đã ủng hộ dự luật nhưng thêm điều kiện là các nền tảng truyền thông xã hội không được buộc người dùng phải cung cấp dữ liệu cá nhân, bao gồm thông tin hộ chiếu.

Không rõ các công ty truyền thông xã hội sẽ sử dụng phương pháp nào để thực thi các hạn chế về độ tuổi.

Một cuộc khảo sát của YouGov được công bố hôm 26/11 cho thấy 77% người Australia ủng hộ lệnh cấm, tăng so với mức 61% trong cuộc khảo sát vào tháng 8.

Toàn bộ lãnh đạo 8 tiểu bang và lãnh thổ của Australia đều ủng hộ lệnh cấm, mặc dù nhà lãnh đạo Tasmania đề xuất lệnh cấm sẽ dừng lại ở độ tuổi 14. Phe đối lập liên bang ủng hộ dự luật, tuyên bố sẽ thực hiện sớm hơn - họ cam kết sẽ áp dụng lệnh cấm trong vòng 100 ngày nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm tới.

Thế nhưng, 140 chuyên gia đã ký một bức thư ngỏ bày tỏ mối quan ngại rằng dự luật này là "một công cụ quá thô thiển để giải quyết hiệu quả các rủi ro". Một trong những quan ngại là lệnh cấm "gây ra nhiều rủi ro hơn nữa cho trẻ em vẫn có thể sử dụng các nền tảng" và lệnh cấm "ảnh hưởng đến quyền tiếp cận và tham gia".

Ủy ban nhân quyền của Australia bày tỏ "những nghi ngại nghiêm trọng" về lệnh cấm, "do những luật này có khả năng can thiệp đáng kể vào quyền của trẻ em và thanh thiếu niên".

Một trong những tác giả của nghiên cứu tại Anh về 17.400 người trẻ được chính phủ Australia trích dẫn để ủng hộ lệnh cấm cho rằng chính phủ Australia đã "hiểu sai mục đích và phát hiện" của nghiên cứu, Crikey đưa tin.

"Tiếng nói của trẻ em và người trẻ đã bị bỏ qua một cách rõ ràng trong hầu hết các cuộc tranh luận và bình luận", Nghị sĩ độc lập Andrew Wilkie đã bày tỏ trong một bài viết cho Guardian Australia giải thích lý do ông thay đổi quyết định, từ ủng hộ lệnh cấm sang không đồng ý với lệnh cấm.

Christopher Stone, giám đốc điều hành của Suicide Prevention Australia, cho biết trong một tuyên bố: "Chính phủ đang lao vào tường một cách mù quáng".

"Những vấn đề phức tạp như thế này đòi hỏi phải tham vấn và cân nhắc cẩn thận, chứ không phải là đi đường tắt. Chúng tôi kêu gọi chính phủ chậm nhịp lại và hợp tác với các bên liên quan để đảm bảo chúng ta thực hiện đúng điều này cho những người trẻ tuổi".

Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội

Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.

CEO Jeju Air xin loi hinh anh

CEO Jeju Air xin lỗi

0

Hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air ngày 29/12 gửi lời xin lỗi sâu sắc sau khi một máy bay Boeing 737-800 của hãng gặp tai nạn tại sân bay Muan, Tây Nam Hàn Quốc.

Dương Lam

Bạn có thể quan tâm