Cát và tro bụi rơi xuống có thể dày tới 5 cm ở các ngôi làng đã bị bỏ hoang trên sườn núi lửa, Armen Putra, quan chức theo dõi núi lửa Sinabung, nói với AP.
Ở xa hơn, tại Berastagi, điểm đến du lịch tại tỉnh Bắc Sumatra, khoảng cách núi lửa khoảng 20 km, xe cộ đều phải bật đèn phía trước giữa ban ngày để có thể nhìn qua làn khói bụi.
Núi lửa Sinabung phun tro bụi ở Karo, tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia ngày 10/8. Ảnh: AP. |
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy mọi người phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Chưa có thương vong nào được ghi nhận từ đợt phun trào này.
Dân làng được khuyến cáo không tới gần hơn 5 km từ miệng núi lửa và phải cảnh giác nguy cơ từ nham thạch, theo giới chức. Đi lại đường hàng không đến nay chưa bị ảnh hưởng.
Một chiếc xe trên đường bị bao phủ bởi tro bụi ở Karo, tỉnh Bắc Sumatra. Ảnh: AP. |
Khoảng 30.000 người đã phải rời nhà xung quanh núi lửa Sinabung trong vài năm gần đây. Núi lửa Sinabung, là một trong hai núi lửa đang phun trào ở Indonesia, đã “ngủ yên” trong bốn thế kỷ, trước khi phun trào trở lại vào năm 2010, làm chết hai người. Các đợt phun trào năm 2014 và 2016 lần lượt làm chết 16 và 7 người.
Sinabung là một trong số 120 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, đất nước vốn thường hứng chịu các đơn địa chấn do vị trí nằm trên một vùng hoạt động địa chất mạnh của Thái Bình Dương, được gọi là “Vành đai Lửa”
Hai người đang chụp ảnh núi lửa Sinabung phun tro bụi. Ảnh: AP. |