Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ y tá qua đời sau khi hôn mê 42 năm vì bị cưỡng hiếp

Sau khi hôn mê hơn 40 năm bởi hành động tàn bạo của yêu râu xanh trong bệnh viện, một nữ y tá Ấn Độ đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 18/5.

Bà Aruna Shanbaug
Bà Aruna Shanbaug sống trong tình trạng thực vật 42 năm trước khi qua đời. Ảnh: Getty Images

Aruna Shanbaug từng là y tá trong một bệnh viện ở thành phố Mumbai, Ấn Độ. Vào năm 1973, khi Shanbaug mới 25 tuổi, một gã đàn ông làm công việc quét rác của bệnh viện đã siết cổ bà bằng xích chó rồi cưỡng hiếp. Sau vụ tấn công, não của nạn nhân tổn thương nặng và bà rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Người ta đưa nữ y tá vào bệnh viện King Edward Memorial tại thành phố Mumbai để điều trị. Từ đó bà sống trong trạng thái thực vật, Guardian đưa tin.

Pravin Bangar, thanh tra y tế của bệnh viện King Edward Memorial, nói rằng tuần trước các bác sĩ chẩn đoán Shanbaug mắc chứng viêm phổi và bà phải hô hấp bằng máy trợ thở trong vài ngày. Đây là nguyên nhân khiến bà tử vong.

Vụ việc của Shanbaug gây nên làn sóng tranh luận gay gắt về luật "cái chết nhân đạo" ở Ấn Độ. Pinki Virani, một nhà báo ở Mumbai và cũng là bạn của nữ y tá, từng yêu cầu các tòa án cho phép bệnh viện ngừng đưa thức ăn vào dạ dày của bà qua ống. Virani cho rằng cái chết là cách tốt nhất để chấm dứt nỗi thống khổ của Shanbaug.

Nữ du khách Nhật 20 tuổi bị cưỡng hiếp ở Ấn Độ

Ngày 9/2, cảnh sát Ấn Độ cho biết một trường hợp nữ du khách Nhật mới 20 tuổi bị cưỡng hiếp lại xảy ra tại thành phố Jaipur.

Tòa án Tối cao Ấn Độ bác thỉnh cầu của Virani vào năm 2011. Tuy nhiên, hai thẩm phán của Tòa án Tối cao nói thêm rằng các bác sĩ có thể gây nên "cái chết nhân đạo thụ động" trong một số trường hợp. Theo họ, đối với trường hợp của Shanbaug, nạn nhân chỉ có thể hưởng cái chết nhân đạo nếu bệnh viện yêu cầu.

"Cha, mẹ của Aruna Shanbaug đã qua đời và những người thân khác của nạn nhân không quan tâm tới bà từ khi vụ cưỡng hiếp đáng tiếc xảy ra. Những nhân viên của Bệnh viện King Edward Memorial đã chăm sóc cô từng ngày, từng đêm với sự tận tụy đáng kinh ngạc. Họ là những người bạn thực sự của bệnh nhân. Vì thế họ có quyền quyết định cái chết nhân đạo cho bà", Tòa án Tối cao tuyên bố.

Song các nữ y tá của bệnh viện, những người chăm sóc Shanbaug trong hơn 4 thập kỷ sau khi gia đình không còn đủ khả năng thanh toán chi phí điều trị, không muốn bà chết. Họ coi phán quyết của tòa án là "sự hồi sinh" đối với Shanbaug.

Nhiều bác sĩ tại bệnh viện cho rằng "cái chết nhân đạo" là một khái niệm ở phương Tây và không phù hợp với văn hóa Ấn Độ. Hôm 18/5, một số bác sĩ nói với báo giới rằng họ cảm thấy an ủi vì cuối cùng Shanbaug đã chết tự nhiên.

"Chúng tôi nhìn nhận cuộc sống theo cách rất khác phương Tây. Văn hóa của chúng ta tin vào việc nuôi dưỡng sự sống tới thời khắc cuối cùng. Vì thế chúng tôi sẽ chăm sóc Shanbaug tới phút cuối", Shubhangi Parkar, giám đốc bệnh viện, phát biểu như vậy với Times of India vào năm ngoái.

Kẻ cưỡng hiếp Shanbaug chỉ phải nhận bản án 7 năm tù sau khi tòa kết luận hắn phạm tội cướp tài sản và hiếp dâm bất thành. Thủ phạm không phải trả giá cho hành vi thú tính vì chuyên gia pháp y loại bằng chứng về hành vi giao cấu khỏi báo cáo y tế.

Đám đông lôi nghi phạm hiếp dâm ra khỏi tù rồi giết

Hàng nghìn người xông vào trại giam ở Ấn Độ để bắt một nghi phạm hiếp dâm. Sau đó họ lột quần, áo của tù nhân rồi kéo lê trên đường và đánh tới khi anh ta chết.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm