Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ nhiếp ảnh gia Italy dành nửa đời chụp mafia và những vụ giết người

Nhiếp ảnh gia gốc Sicily, Letizia Battaglia, bắt đầu sự nghiệp chiến đấu trọn đời với mafia khi lần đầu tiên bà dám hướng máy ảnh vào một nạn nhân bị giết hại tàn nhẫn.

Mafia Italy anh 1
Letizia Battaglia đam mê theo đuổi sự nghiệp đến nỗi bà từ bỏ gia đình để trở thành phóng viên ảnh trong thập niên 1970. Battaglia chụp lại cuộc sống hàng ngày của người Sicily từ đám cưới, đám tang cho đến những vụ giết người man rợ.
Mafia Italy anh 2
Quê hương Palermo của bà phải khốn đốn vì Cosa Nostra (tiếng Italy của mafia) hoành hành. Nhiều bức ảnh đen trắng của nhiếp ảnh gia 84 tuổi, được hé lộ qua bộ phim Shooting the Mafia, đã phần nào cho thấy sự tàn bạo của mafia Italy trong những thập niên 1970-1980.
Mafia Italy anh 3
Letizia Battaglia vẫn nhớ xác chết đầu tiên bà chụp được: một người đàn ông nằm dưới gốc cây ô liu trên cánh đồng ở vùng nông thôn Sicily. Viên cảnh sát xử lý thi thể với ánh mới cam chịu. Nạn nhân là một mafia bị sát hại trong cuộc thanh trừng địa phương.
Mafia Italy anh 4
Trong một bức ảnh ảm đạm năm 1982 là 3 thi thể - một gái mại dâm và hai khách hàng của cô - gục xuống ghế. Họ bị giết vì sử dụng heroin không được cung cấp bởi mafia. “Đó là một căn phòng nhỏ”, bà Battaglia nhớ lại. “Và khi tôi đến, ở đó có rất nhiều người: cảnh sát, bác sĩ, quan tòa. Tôi phải đợi cho đến khi từng người một rời đi và tôi chỉ còn lại một mình với các thi thể”.
Mafia Italy anh 5
Battaglia tham gia vào đời sống chính trị-xã hội của thành phố. Bà nói “kho lưu trữ máu của mình” là sự kết hợp của chủ nghĩa khắc kỷ, sự giận dữ và niềm hối tiếc. “Nhiếp ảnh không thay đổi”, bà nói. “Chỉ có bạo lực vẫn tiếp tục, nghèo đói vẫn tiếp diễn, trẻ em vẫn đang bị giết trong những cuộc chiến ngu ngốc”.
Mafia Italy anh 6
Tác phẩm đầu tay của bà được đăng trên tờ báo cánh tả của Palermo, L’Ora, trong đó các mafia ngồi la liệt trong phòng xử án. Người trẻ nhất ngạo nghễ nhìn về phía máy ảnh của bà, một ngón tay chỉ vào miệng hắn và nói: “Tao sẽ thổi bay bộ não của mày!”, bà Battaglia kể lại. Trong suốt 2 thập kỷ, bà thường xuyên bị dọa giết.
Mafia Italy anh 7
“Những bức ảnh của Letizia chống lại mafia”, ông Kim Longinotto, đạo diễn bộ phim tài liệu sắp ra mắt kể về cuộc đời phi thường của nhiếp ảnh gia Battaglia, nói. “Bà ấy biết rõ rằng mình phải đối mặt với nỗi sợ hãi. Nhưng bà ấy đã không sợ ngay cả khi có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình”.
Mafia Italy anh 8
Một phụ nữ Sicily thóc thương cho một nạn nhân bị mafia bắn chết trong bức ảnh chụp năm 1980 của Letizia Battaglia. Battaglia là chủ đề của bộ phim tài liệu Shooting the Mafia, được công chiếu vào ngày 29/11.
Mafia Italy anh 9
Những năm 1980, Battaglia và bạn bè của bà đã tổ chức cuộc triển lãm tự phát để giới thiệu những bức ảnh của bà tại làng Corleone, một thành trì của mafia. Người dân địa phương ban đầu chăm chú quan sát những bức ảnh nhưng sau đó lặng lẽ bỏ đi. “Đây là biểu hiện của sự dũng cảm đáng kinh ngạc, bất chấp mọi thứ”, đạo diễn Longinotto cho biết. “Letizia đã buộc họ (người dân) nhìn thẳng vào những gì mafia đang làm. Nhưng mọi người thậm chí còn sợ khi nhìn vào những bức ảnh. Đó là nỗi sợ hãi từ trong sâu thẳm”.
Mafia Italy anh 10
Tinh thần nổi loạn của Battaglia được thể hiện qua nhiếp ảnh. Tham vọng của Battaglia là trở thành một nhà văn, nhưng sự nghiệp báo chí non trẻ của bà ấy đã đột ngột dừng lại khi lần đầu tiên bà ấy cầm máy ảnh ở tuổi 40. “Tôi nghĩ, với thứ này trong tay, tôi có thể nhìn thấu cả thế giới”, bà nói.
Mafia Italy anh 11
“Khi bạn bị bắn chết, màu đen và trắng thể hiện sự tinh tế, tôn trọng. Nó tạo ra sự im lặng của riêng nó. Điều đó rất quan trọng đối với tôi”, bà nói về việc dùng ảnh trắng đen.

Mafia Nhật thất thế, chuyển sang ăn trộm khoai?

Các vụ mất trộm hoa màu và trái cây liên tiếp xảy ra ở các vùng nông thôn làm dấy lên nghi ngờ có sự dính líu của các băng đảng tội phạm Nhật Bản.

Đê chắn lũ 16 năm không xây xong, ngập lụt tràn vào trái tim Italy

Đợt triều cường lịch sử tại Venice được cho là sẽ không gây nhiều thiệt hại đến thế nếu dự án đập chắn MOSE khởi công từ năm 2003, tiêu tốn hơn 6 tỷ Euro được đưa vào khai thác.

 

Hà Lan

Ảnh: Letizia Battaglia, Cohen Media

Bạn có thể quan tâm