Trước đó, khi xuất hiện ở concert của Hoàng Thùy Linh, Noo Phước Thịnh xuất hiện với điệu bộ được cho là kỳ lạ, cử chỉ bất cần khó hiểu. Trạng thái của nam ca sĩ làm dấy lên những tin đồn, bình luận trái chiều trên mạng xã hội.
Trong livestream mới đây, nam ca sĩ lần đầu phản hồi những tin đồn râm ran thời gian qua. Nam ca sĩ giải thích anh có biểu cảm mà nhiều khán giả nhận xét khó hiểu là vì mới làm răng.
Nam ca sĩ nói: “Nhiều người buồn cười lắm, để tôi kể cho nghe. Sau khi tham gia concert Hoàng Thùy Linh, có luồng dư luận nói tôi nghiện ngập. Mọi người nói tôi nghiện vì tôi hay làm như thế này (Noo Phước Thịnh sau đó thực hiện lại hành động gây tranh luận). Nhưng thực ra, tôi mới bắt cái máng trong răng”.
Những ngày qua, Noo Phước Thịnh cũng đăng nhiều clip tại phòng tập khoe vóc dáng săn chăn, cơ bắp, chứng tỏ anh rất khỏe mạnh chứ không hề nghiện ngập như cộng đồng mạng bàn tán.
Hình ảnh (ảnh trái) khiến Noo Phước Thịnh vướng tin đồn. |
Tháng 11, Noo Phước Thịnh vướng lùm xùm bản quyền. Cụ thể, nhạc sĩ Đỗ Hiếu yêu cầu nam ca sĩ dừng hát 8 ca khúc do anh sáng tác là Mãi mãi bên nhau, Gạt đi nước mắt, Hold me tonight, Đừng nhìn lại, Đến với nhau là sai, Cause I love you, Xin đừng buông tay, Như phút ban đầu.
Theo Đỗ Hiếu, thời hạn tác quyền của những ca khúc nói trên hết từ nhiều năm trước. Hai bên đã gặp mặt để trao đổi về việc gia hạn nhưng không thể đi đến thống nhất chung. Do đó, Đỗ Hiếu hy vọng đối tác tôn trọng quyền tác giả và dừng sử dụng các ca khúc.
Khi tranh cãi nổ ra, Noo Phước Thịnh lên tiếng khẳng định anh không hát chùa. Nam ca sĩ cho biết luôn thông qua Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - đơn vị được Đỗ Hiếu ủy quyền để nhận tiền tác quyền - trước khi sử dụng ca khúc.
Chuyên mục Giải trí giới thiệu Cuốn sách về mặt trái của mạng xã hội
Công nghệ là tiền đề và động lực chính thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, bản thân công nghệ cũng có những mặt trái không thể phủ nhận. Đó cũng là mảnh đất màu mỡ mà các tác giả có thể khai thác.
Qua cuốn The Twittering Machine, Richard Seymour đã phân tích kỹ lưỡng về những tác động tàn phá của “ngành công nghiệp mạng xã hội” đến đời sống cá nhân của con người. Tác giả chỉ ra cách các thông báo (notification) trên mạng xã hội đều hướng đến việc duy trì các chu kỳ tương tác dễ gây nghiện và trầm cảm.