Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nông nghiệp có vai trò sống còn, là bệ đỡ của nền kinh tế quốc gia'

"Nông nghiệp có một năm thành công với nhiều điểm sáng khi thích ứng tốt với đại dịch, thiên tai và một lần nữa cho thấy ngành là bệ đỡ cho nền kinh tế quốc gia".

Chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT).

Dẫn những số liệu về thành tích đạt được trong năm qua, người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao vai trò của ngành nông nghiệp.

Thích ứng tốt với đại dịch và thiên tai

Theo Thủ tướng, năm 2020, ngành nông nghiệp đứng trước nhiều thách thức khi phải ứng phó với đại dịch và thiên tai cực đoan. Dù vậy, ngành đã thích ứng tốt với các thách thức trên, sản xuất duy trì phát triển và đảm bảo các nguồn cung ứng tiêu dùng của cả nước, đặc biệt còn phục vụ xuất khẩu.

"2020 là một năm đầy thách thức, khó khăn nhưng ngành nông nghiệp chứng tỏ được bản lĩnh, có nhiều thành công, điểm sáng, toàn vẹn và trong khó khăn, một lần nữa cho thấy vai trò sống còn, là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế quốc gia", Thủ tướng nói.

tong ket nganh nong nghiep nam 2020 anh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luật tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2020. Ảnh: Văn Hưng.

Theo đó, trong năm 2020, ngành nông nghiệp đạt một số chỉ tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước giao cho. Trong đó, tỷ lệ che phủ rừng đạt chỉ tiêu 40%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới 62% trong khi chỉ tiêu phấn đấu ban đầu là 50%.

Trong đại dịch của thế giới, nông nghiệp Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Xuất khẩu nông nghiệp đạt rất cao, Việt Nam vượt Thái Lan và Ấn Độ để soán ngôi số 1 thế giới về giá bán gạo.

Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao Bộ NN&PTNT trong công tác ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong bối cảnh "bão chồng bão, lũ chồng lũ" với vai trò là cơ quan thường trực trong chỉ đạo ứng phó với thiên tai.

"Không kể núi cao, rừng rậm, biển sâu, ở đâu có thiên tai là thấy lãnh đạo Bộ Nông nghiệp. Các đồng chí làm hết sức mình để lo cho dân. Từ bị động ứng phó, chúng ta đã tăng chủ động phòng ngừa, đây là nỗ lực của ngành nông nghiệp", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Ngoài ra, công tác chỉ đạo của Bộ được đánh giá là sát sao, đúng và trúng, xử lý được nhiều vấn đề nhạy cảm. Thủ tướng lấy ví dụ trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chuyển đổi cơ cấu phù hợp nên thiệt hại giảm hẳn so với năm 2016, dù mức độ thiên tai tương đương.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng tăng trưởng của ngành nông nghiệp chưa thực sự bền vững khi thời tiết đang diễn ra cực đoan, Việt Nam đứng trước thách thức lớn khi chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Một số chỉ tiêu của ngành cũng chưa đạt được. Tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập; chênh lệch khoảng cách giàu nghèo còn lớn; thu nhập và đời sống người dân ở nông thôn còn thấp so với thành thị; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao; hành vi phá rừng tự nhiên vẫn còn diễn ra.

GDP ngành nông nghiệp năm 2021 phải giữ được 3%

Tại hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết năm 2020, ngành phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động đến đời sống kinh tế - xã hội làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu tiêu thụ nông sản; dịch tả lợn châu Phi giảm mạnh nhưng chưa được khống chế hoàn toàn nên gây không ít khó khăn cho tăng đàn, tái đàn; cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát khi tổng đàn đang rất lớn.

Lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả 3 miền, nhất là khu vực miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thị trường tiêu thụ một số mặt hàng nông sản có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia tăng áp dụng những biện pháp bảo hộ hàng rào kỹ thuật.

“Trong bối cảnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD; trên 62% xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người/năm”, Bộ trưởng nói.

tong ket nganh nong nghiep nam 2020 anh 2

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Văn Hưng.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong năm 2021, ngành nông nghiệp phải biến nguy thành cơ, tận dụng cơ hội từ CPTPP, EVFTA và RCEP, gỡ thể chế để vươn lên. Bên cạnh đó, tiếp tục tìm kiếm thị trường để ổn định đầu ra trước khi đặt vấn đề về sản xuất.

Theo Thủ tướng, GDP ngành nông nghiệp năm 2021 phải giữ được ở mức 3%, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt trên 3%, kim ngạch xuất khẩu 2021 đạt 44,5 tỷ USD. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%.

Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành cần có cơ chế chính sách, tín dụng, thị trường để xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ, chất lượng. Người dân cần chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa của từng vùng miền; thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo theo chuỗi giá trị.

Ngành cùng các địa phương nghiên cứu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả và an ninh lương thực quốc gia; phát triển kết cấu hạ tầng.

Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo tăng quản lý tài nguyên, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có; xây dựng, triển khai thực hiện đề án trồng mới cây xanh để góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

GDP ngành nông nghiệp tăng 2,65%

Trước tác động tiêu cực từ Covid-19 và thiên tai, dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp năm 2020 khoảng 2,65%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD.

Công an vào cuộc vụ chuyển mục đích hơn 1.000 hồ sơ đất nông nghiệp

UBND TP.HCM đã giao công an TP tiếp nhận toàn bộ hồ sơ vụ chuyển mục đích sử dụng 1.386 trường hợp đất nông nghiệp thành đất ở trái quy định tại huyện Hóc Môn.

Het chay lu lai chay bao hinh anh

Hết chạy lũ lại chạy bão

0

Chưa kịp dọn xong đống đổ nát sau đợt mưa lũ, bà Diền và người dân rốn lũ huyện Lệ Thủy lại tất bật chạy bão. Mệt mỏi ứng phó với thiên tai, họ cầu nguyện bão Vamco sẽ sớm tan.

Mỹ Hà - Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm