Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi ô nhiễm nhất TP.HCM nằm ở quận 2

Kết quả quan trắc tại trạm Cát Lái 9 tháng đầu năm cho thấy chỉ số bụi lơ lửng vượt 99% và tiếng ồn vượt 100% mức cho phép.

TP.HCM chỉ quan trắc chất lượng không khí 10 ngày/tháng Mỗi tháng, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM chỉ thực hiện việc quan trắc 10 lần vào 2 thời điểm trong ngày. Kết quả cũng không được cập nhật ngay.

20 ngày sau khi tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nghiêm trọng tại TP.HCM, ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) chính thức thông tin đến báo chí về tình hình chất lượng môi trường tại TP.HCM vào buổi họp báo chiều 9/10.

Theo đó, kết quả ô nhiễm 9 tháng đầu năm 2019 cho thấy ô nhiễm không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu do bụi lơ lửng và tiếng ồn từ các hoạt động giao thông. Cụ thể, kết quả quan trắc tại 19 vị trí giao thông cho thấy số liệu bụi lơ lửng vượt 50,8% và số liệu tiếng ồn vượt 93,9% quy chuẩn cho phép.

Kết quả này dựa trên quan trắc chất lượng không khí hàng tháng tại 30 vị trí với tần suất 10 ngày trong tháng vào 2 thời điểm (7h30-8h30 và 15h-16h).

o nhiem khong khi TP.HCM anh 1
Ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TNMT), thông tin về tình hình ô nhiễm không khí tại TP.HCM. Ảnh: Thu Hằng.

Cụ thể, nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại Cát Lái, ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Gò Vấp, An Sương, Bình Phước luôn cao và thường xuyên vượt quy chuẩn.

Trong đó, kết quả quan trắc tại trạm Cát Lái 9 tháng đầu năm cho thấy chỉ số bụi lơ lửng vượt 99% và tiếng ồn vượt 100% mức cho phép.

"Nhìn chung, nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại 30 vị trí quan trắc trong 9 tháng đầu năm 2019 có xu hướng tăng so với 9 tháng đầu năm 2018", ông Sơn cho hay. 

Theo thông tin từ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 18 đến 22/9, thành phố xảy ra hiện tượng sương mù quang hóa làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Kết quả quan trắc tại 30 vị trí ở thành phố cho thấy sự gia tăng đột biến các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, PM10, PM2.5, NO2, SO2, CO trong các ngày 18-20/9, mức tăng 1,4 đến 2,2 lần. Đặc biệt, các thông số bụi lơ lửng, PM10, PM2.5 có tỷ lệ vượt chuẩn 25-50% trong ngày 20/9.

o nhiem khong khi TP.HCM anh 2
Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại Cát Lái, ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Gò Vấp, An Sương, Bình Phước luôn cao và thường xuyên vượt quy chuẩn. Ảnh: Lê Quân.

Ông Sơn cho biết hiện tượng sương mù quang hóa ở TP.HCM có tính chu kỳ, duy trì khoảng 6-7 ngày, xuất hiện trong khoảng 5 năm trở lại đây. Cụ thể, trong các ngày 1-7/10/2015; 12-15/10/2016; 16-18/01/2018 và ngày 18-22/9 năm nay, thành phố xuất hiện hiện tượng này và khiến người dân dễ gặp các bệnh về hô hấp và mắt.

Do đó, trung tâm khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông hay các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài, người dân cần trang bị khẩu trang, đeo kính che mắt, hạn chế sử dụng nước mưa, tránh phơi thực phẩm ngoài trời.

TP.HCM sẽ mất 10 năm để xây dựng mạng lưới quan trắc

Trước khi có trạm tự động đầu tiên vào năm sau, TP.HCM cam kết rút ngắn thời gian công bố kết quả quan trắc không khí xuống còn 15 ngày thay vì 1 tháng.

Lạc hậu như quan trắc không khí tại TP.HCM

Phải mất tới 3 ngày Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM mới có kết quả quan trắc nhưng người dân phải chờ đến một tháng sau mới được cập nhật các chỉ số này.



Quang Huy - Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm