Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Nỗi lo sau đợt lạnh sớm

Đợt lạnh gần đây thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt trở thành phép thử sớm cho châu Âu, nhằm xem xét liệu lục địa có thể chống chọi với mùa đông mà không cần tới năng lượng từ Nga.

gia khi dot chau au anh 1

So với tháng trước, nhu cầu khí đốt của châu Âu, gồm cả Vương quốc Anh, đã tăng 44% trong tuần vừa qua, theo dữ liệu từ cơ quan báo cáo giá ICIS.

National Grid - đơn vị vận hành hệ thống năng lượng của Vương quốc Anh - dự đoán nhu cầu tại nước này sẽ tăng lên 417 triệu m3/ngày tính đến ngày 9/9, tăng 65% so với tháng trước.

Đối với giới hoạch định chính sách, thời tiết lạnh giá là chỉ báo sớm cho thấy cách người tiêu dùng phản ứng trước lời kêu gọi tiết kiệm năng lượng của chính phủ các nước châu Âu trong mùa đông này, theo Wall Street Journal.

Nỗ lực suốt cả năm

Châu Âu vừa trải qua một mùa thu ấm áp lạ thường, khiến nhu cầu khí đốt giảm đáng kể. Điều này cho phép các chính phủ có thêm vài tuần để lấp đầy kho khí đốt. Tháng 11/2022 là tháng 11 ấm thứ 5 từng được ghi nhận, theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Trung hạn Châu Âu.

Đầu năm nay, các quốc gia bắt đầu chạy đua tiết kiệm và nhập khẩu khí đốt để tăng mức dự trữ và tránh tình trạng thiếu hụt hoặc gián đoạn nguồn cung. Động thái này diễn ra sau khi châu Âu quay lưng với nguồn cung từ Nga sau khi chiến sự Ukraine nổ ra.

Nga đã ngừng vận chuyển khí đốt tự nhiên đến phần lớn châu Âu vào mùa thu này. Mới đây, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak còn cho biết Moscow sẽ không xuất khẩu dầu theo mức giá trần các nước phương Tây đặt ra, ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng, TASS đưa tin.

Những mùa đông trước, Nga chiếm khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Con số này đã giảm xuống còn khoảng 12%, theo dữ liệu từ ICIS.

Châu Âu tìm kiếm các nguồn cung mới, bao gồm cả khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. Các chính phủ cũng thực hiện hoặc thúc đẩy những biện pháp dự trữ quyết liệt. Nhiều ngành công nghiệp châu Âu cắt giảm công suất vì giá xăng tăng cao khiến việc sản xuất không có lãi.

gia khi dot chau au anh 2

Một cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên ở Rehden (Đức). Ảnh: Bloomberg.

Dự trữ khí đốt của Liên minh châu Âu hiện ở mức 91%. Trước đó, EU đặt mục tiêu đạt 80% vào tháng 11. Dữ liệu này phần nào giảm bớt những lo ngại về khả năng mất điện vào cuối mùa đông và giảm giá khí đốt.

Tuy nhiên, khi mùa đông đã tới, kho dự trữ lại giảm dần. Mức dự trữ đạt đỉnh chỉ trên 95% vào giữa tháng 11. Klaus Müller - lãnh đạo Cơ quan Mạng lưới Liên bang của Đức, cơ quan quản lý chịu trách nhiệm phân phối khí đốt theo định mức nếu cần - đã trách móc người dân khi tiết kiệm chưa đủ vào tuần trước.

“Vào tuần 48, số lượng khí đốt tiết kiệm được quá ít”, ông viết, đồng thời khẳng định điều này không thể tiếp diễn.

Bắc Âu đang trải qua những ngày lạnh giá và không có gió. Điều này thúc đẩy nhu cầu khí đốt và năng lượng lẫn giá cả, trong khi cản trở sản xuất từ năng lượng gió.

Hồi tháng 7, EU đặt mục tiêu cắt giảm 15% mức sử dụng khí đốt nói chung. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu khí đốt công nghiệp của châu Âu đã giảm khoảng 25% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái.

Người dân tiết kiệm

Tuy nhiên, nhu cầu sưởi ấm của người tiêu dùng chiếm 36-37% tổng nhu cầu khí đốt trên lục địa. Mức độ người dân xoay xở tiết kiệm khi sưởi ấm vẫn là yếu tố quyết định liệu châu Âu có thể vượt qua mùa đông mà không gặp gián đoạn lớn không.

Dữ liệu ban đầu cho thấy nhiều người đang tiết kiệm, do giá cả tăng cao và lo ngại về nguồn cung. Theo Wood Mackenzie, nhu cầu điều chỉnh nhiệt độ giảm 8% so với mức trung bình 5 năm. Tại Pháp, người tiêu dùng cắt giảm mức tiêu thụ điện 8,3% so với năm ngoái, theo RTE - công ty vận hành phần lớn lưới điện của Pháp.

Trước việc giá năng lượng tăng cao, nhiều thành phố châu Âu cũng quyết định giảm sử dụng đèn trang trí trong mùa Giáng sinh tới nhằm tiết kiệm chi phí, theo AP.

Khu mua sắm Oxford Street tại London (Anh) giới hạn thời gian sử dụng đèn chiếu sáng trong khoảng 15-23h và chuyển sang dùng các bóng đèn LED. Tại đại lộ Champs-Elysees ở Paris (Pháp), đèn cũng chỉ được chiếu sáng tới 23h45, thay vì 2h sáng như những mùa Giáng sinh trước đó.

gia khi dot chau au anh 3

Chợ giáng sinh tại Hamburg, Đức. Ảnh: Reuters.

“Mọi người bật sưởi nhưng không nhiều hoặc thường xuyên như bình thường”, Rosaline Hulse - nhà phân tích nghiên cứu về nhu cầu năng lượng và khí đốt châu Âu tại Wood Mackenzie - cho biết. Bà Hulse nói dự báo cho thấy nhiệt độ tại châu Âu sẽ lạnh hơn bình thường trong khoảng thời gian còn lại của tháng.

Kaitlyn Robinson - 25 tuổi - chuyển đến căn hộ ở ngoại ô Cambridge, Anh, một năm trước.

“Hóa đơn sưởi tăng gần gấp đôi”, cô nói. Robinson cho biết cô và người bạn đời mới bật hệ thống sưởi 5 lần trong năm nay, chủ yếu làm khô quần áo và tránh ẩm mốc trong căn hộ.

“Chúng tôi đã mua tất để đi khi làm việc ở nhà và sử dụng chăn điện một chút trước khi đi ngủ”, cô nói. “Năm ngoái, chúng tôi bật sưởi gần như cả mùa đông”.

Mặc dù mức dự trữ cao, việc thiếu gió gần đây cũng gây căng thẳng cho nguồn cung năng lượng. Trong khi đó, Pháp gặp khó khăn trong việc tái khởi động lượng lớn các lò phản ứng hạt nhân vốn trục trặc do các vấn đề bảo trì.

Giá khí đốt TTF chuẩn châu Âu đứng ở mức 150 euro/MWh vào ngày 8/12. Đầu tháng 11, giá dưới 100 euro/MWh. Tuy nhiên, con số này vẫn giảm mạnh so với mức đỉnh mùa hè.

Bản sắc Liên minh châu Âu

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.

Tranh cãi quanh tên lửa Patriot hé lộ vết rạn nứt trong lòng châu Âu

Vết rạn chính trị và ngoại giao giữa Đức và Ba Lan đã trở nên sâu sắc hơn. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến sự gắn kết của cả EU và NATO, theo New York Times.

G7 và Australia áp trần với giá dầu Nga

Nhóm G7 và Australia hôm 2/12 nhất trí áp giá trần 60 USD/thùng với dầu của Nga được vận chuyển bằng đường biển, sau khi Liên minh châu Âu (EU) đạt được đồng thuận nội khối.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm