Được xuất bản trong năm 1774 và được tái bản lần thứ hai vào năm 1787. Cuốn tiểu thuyết cũng đã nhanh chóng được dịch ra tiếng pháp và tiếng Anh. Trong vòng 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, hai mươi ấn bản lậu đã xuất hiện. Napoleon đã từng đọc nó tới 7 lần. Khi Goethe viếng thăm Weimar năm 1775, tòa án mặc áo Werthertracht (áo choàng màu xanh, áo gile màu vàng, quần màu vàng).
Sự phổ biến của cuốn sách cũng bắt đầu cho việc buôn bán văn chương rộng rãi ở Đức, bao gồm cả những hình ảnh của Werther yêu mến và thậm chí là một loại nước hoa có tên nhân vật chính (eau de Werther). Có một khoảng thời gian các nhà chức trách lo ngại rằng những người trẻ sẽ bắt chước cách tự tử mà Werther đã làm ở cuối cuốn sách, vì vậy cuốn sách đã từng bị cấm ở Ý và Copenhagne. Nhưng cuốn sách vẫn như một ngọn lửa, rực cháy và lan đi khắp mọi ngõ ngách của đời sống cũng như trong tâm tư của giới trẻ.
Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther. |
Cuốn tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther được tạo thành từ những bức thư của Werther viết cho người bạn thân nhất của chàng, bổ sung bởi các đoạn văn được viết bởi một “biên tập viên”.
Werther là một chàng trẻ tuổi nhạy cảm đang đấu tranh với một thế giới không giống như hy vọng và mơ ước của mình. Chàng đối đãi tử tế với trẻ em và người nghèo, nhưng cũng từng bị nhạo báng trước đám đông đầy sự trưng trổ nhân danh. Chàng bắt đầu câu chuyện bằng cách thú nhận rằng chàng có thể phải chịu trách nhiệm dẫn dắt một cô gái mà chàng không quan tâm, và kết thúc bằng cách tự sát bằng khẩu sung lục mượn từ chồng của người phụ nữ mà chàng yêu nhưng không có được.
Đây là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn, thể loại nổi bật của thời kỳ văn chương thế kỷ 18. Thời của những khái niệm tình cảm, trí tuệ tình cảm, chủ nghĩa tình cảm và nhạy cảm. Chủ nghĩa tình cảm khẳng định rằng cảm giác thế hiện không phải là một điểm yếu mà cho thấy người đó là một người đạo đức. Nó đưa ra một cái nhìn mới về bản chất con người với đầy những dịu dàng, nhân từ đối với các nghĩa vụ xã hội. Werther chính là một nhân vật điển hình mang đầy đủ những đặc tính của loại tiểu thuyết này.
Hình thức viết tiểu thuyết dưới dạng những bức thư cũng là một hình thức tiểu thuyết phổ biến vào giữa thế kỷ 18, và tiếp tục được duy trì trong khoảng thời gian sau này. Chính những tác phẩm như Frankenstein (1818) và Dracula (1897) cũng sử dụng hình thức thư từ và tạo được hiệu ứng tốt.
Goethe viết Nỗi đau của chàng Werther khi còn là một chàng trai trẻ. Một cuốn sách mang đậm dấu ấn tự truyện. Có thể xem, đây là tác phẩm để Goethe truy vấn cảm xúc của mình, che dấu cảm xúc của mình bằng sự hư cấu trong văn chương.
Dù tác phẩm mang nhiều dấu ấn cá nhân, khẳng định phong cách của Goethe nhưng độc giả cũng có thể dễ nhận thấy, tác phẩm cũng chịu ảnh hưởng của câu chuyện tình Layla và Majnun, một câu chuyện tình yêu diễn ra tại Ả Rập vào thế kỷ thứ 7, chứa đựng những đặc điểm nổi bật của văn học lãng mạn: tình yêu từ cái nhìn đầu tiên, tình yêu tay ba, tình yêu bị ngăn cản, lý tưởng hóa, đi lang thang, vỡ mộng, và kết thúc bi thảm. Không chỉ trong Nỗi đau của chàng Werther, những cảnh quen thuộc từ Layla và Majnun cũng đã xuất hiện trong hầu hết những câu chuyện tình tuyệt vời kinh điển của Phương Tây, từ Tristan và Isolde đến Romeo và Juliet.
Chân dung đại văn hào Johann Wolfgang von Goethe do họa sĩ Tischbein vẽ năm 1787. |
Nỗi đau của chàng Werther là một cuốn tiểu thuyết tuôn trào cảm xúc, được viết bằng một hệ thống ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện và đậm chất thi ca, gần gũi với thiên nhiên hoang dã. Thứ ngôn ngữ mà Goethe đã tạo nên cũng giống như một cõi thơ mộng ôm ấp và dung dưỡng mối tình của chàng Werther. Đắm chìm trong cõi ấy là đắm chìm trong mê mộng ái tình.
Dẫu câu chuyện chính là tình yêu. Dẫu mọi tâm cảm đều xoay quanh ái tình ấy. Nhưng điều khiến cuốn tiểu thuyết trở thành một cuốn tiểu thuyết được đọc giả bao thế hệ say mê, có lẽ chính là cách Goethe biến tình yêu thành một dạng tín ngưỡng của niềm đam mê. Tình yêu đã trở thành một niềm đam mê cực đoan dẫn đến sự hủy diệt bản thân. Cũng như Romeo và Juliet đã chết vì tình, hay nhà văn Aschenbach đã chết trên bãi biển của Venice... cũng là hiện thân của sự hủy diệt vì tình.
Và chính cái cảm thức hủy diệt ấy, khiến cho cuốn sách được xem là khơi nguồn cho là xu hướng cho tự tử trong giới trẻ, người đã lấy Werther làm mẫu mực cho hành động chống lại một thế giới tham nhũng và không hưởng thụ. Bất kể sự thật chưa được xác định, “hội chứng Werther” vẫn được sử dụng để mô tả những vụ tự tử.
Cùng với hệ quả này, sức quyến rũ mãnh liệt của Werther còn thể hiện ở những lĩnh vực sáng tạo, khi đã có rất nhiều những sáng tác khác được “bắt nhịp” từ “hội chứng Werther”. Có thể kể đến cuốn tiểu thuyết Lotte in Weimar của Thomas Mann, mô tả cuộc gặp gỡ giữa Goethe và Charlotte Buff – Kestner trong cuộc đời sau cùng và cuốn The New Sufferings of Young W của Ulrich Plenzdorf (1972), tái thiết câu chuyện của Goethe ở một vùng Đông Đức náo nhiệt. Và gần đây nhất, một bộ phim có tựa đề tiếng Anh, Young Goethe in Love (2010), lấy câu chuyện chính của tác giả viết tiểu thuyết chứ không phải là cuốn tiểu thuyết. Bộ phim cũng đã khá thành công trên thế giới, thu được 5,6 triệu đô la.
Không thể phủ nhận rằng, tác phẩm tiêu biểu của Goethe là vở kịch thơ Faust nhưng có thể nói, cái đem lại danh tiếng trên văn đàn thế giới cho Goethe lại là tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther. Và cho đến hôm nay, độc giả vẫn không khỏi ngẩn ngơ khi dấn bước vào nhìn ngắm tâm tư chàng trẻ tuổi Werther, người đã sống cách ta vài trăm năm. Bởi thế, Werther vẫn được nhớ đến, luôn được nhớ đến, cũng giống như ái tình vẫn là một cõi đầy si mê.