Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Nỗi buồn của thiếu phụ trong 'Chinh phụ ngâm'

"Chinh phụ ngâm" là một trong những thi phẩm của văn học nước ta, nói về nỗi buồn, nhớ chồng của thiếu phụ trong thời phong kiến.

Chinh phu ngam anh 1

Câu 1: “Chinh phụ ngâm” là thi phẩm của ai?

  • Đặng Trần Thường
  • Đặng Trần Côn
  • Bà Huyện Thanh Quan
  • Cả A và B

"Chinh phụ ngâm" là thi phẩm nổi tiếng trong thời phong kiến. Tác phẩm này ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 18, là sáng tác của nhà thơ Đặng Trần Côn. Ảnh: NXB Văn học.

Chinh phu ngam anh 2

Câu 2: Tác phẩm được viết theo thể nào?

  • Lục bát
  • Biền ngẫu
  • Song thất lục bát
  • Trường đoản cú

"Chinh phụ ngâm" là thi phẩm chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài 476 câu thơ. Các câu thơ trong bài dài ngắn khác nhau, theo thể trường đoản cú, câu dài nhất 12-13 chữ, câu ngắn chỉ 3-4 chữ. Một đoạn trích của “Chinh phụ ngâm” đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông lớp 9. Ảnh: NXB Trẻ.

Chinh phu ngam anh 3

Câu 3: Tại sao thiếu phụ trong tác phẩm luôn buồn bã?

  • Bị chồng bỏ
  • Bị chồng bạc đãi
  • Nỗi buồn thân phận vợ lẽ
  • Nỗi nhớ chồng đi chinh chiến

"Chinh phụ ngâm" được viết theo kiểu độc thoại nội tâm với vai chính duy nhất là thiếu phụ nhớ chồng. Người chồng bị bắt đi lính, tham gia các cuộc chiến tranh liên miên dưới thời phong kiến. Bao trùm lên thi phẩm là nỗi khổ, cô đơn, buồn tủi của phụ nữ phải xa chồng. Ảnh: Thư viện lịch sử.

Chinh phu ngam anh 4

Câu 4: Người chồng trong “Chinh phụ ngâm” cưỡi con ngựa gì?

  • Trắng bạch
  • Trắng tuyết
  • Đen tuyền
  • Xích Thố

"Chinh phụ ngâm" mở đầu với khung cảnh của cuộc chiến tranh ác liệt. Triều đình tuyển lính, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng lên đường phò vua, giúp nước, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ. Anh ta cưỡi ngựa sắc trắng như tuyết. Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng, tưởng tượng cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về hình ảnh "lẫm liệt" của chồng phút chia ly mờ dần, thay vào đó là nỗi lo sợ về số phận của chồng giữa chiến trường, niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng. Ảnh: NXB Thanh niên.

Chinh phu ngam anh 5

Câu 5: “Chinh phụ ngâm” kết thúc bằng hình ảnh nào?

  • Chinh phụ tự tử
  • Chinh phụ mắc bệnh liệt giường
  • Chinh phụ mơ ngày chồng chiến thắng trở về
  • Người chồng tử trận

Tác phẩm chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của chinh phụ khi chồng đi lính quá hạn không về, nàng đành phải tính thời gian bằng chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn, quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, nguyệt; chán chường khi tìm chồng trong mộng nhưng mộng lại buồn hơn... Kết thúc khúc ngâm, chinh phụ hình dung ngày chồng chiến thắng trở về giữa bóng cờ, tiếng hát khải hoàn, được vua ban thưởng, cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả. Ảnh: NXB Văn học.

Chinh phu ngam anh 6

Câu 6. Ai từng phỏng dịch “Chinh phụ ngâm”?

  • Nguyễn Khản
  • Đoàn Thị Điểm
  • Phan Huy Ích
  • Cả 3 người trên

Là tác phẩm được viết bằng chữ Hán, sau này “Chinh phụ ngâm” nhiều lần được các tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản… phỏng dịch bằng nhiều thể thơ khác nhau như lục bát, song thất lục bát, độ dài của thi phẩm cũng có sự thay đổi. Ảnh: Thư viện lịch sử.

Chinh phu ngam anh 7

Câu 7. Đặng Trần Côn còn là tác giả của...?

  • Tiêu tương bát cảnh
  • Trương Hàn tư thuần lô
  • Trương Lương bố ý
  • Cả 3 đáp án trên

Đặng Trần Côn quê làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (Hà Nội ngày nay). Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng. Thi phẩm “Chinh phụ ngâm” được viết vào năm 1741. Ngoài "Chinh phụ ngâm", Đặng Trần Côn có một số bài thơ, phú tả cảnh thiên nhiên, hiện còn lưu lại một số bài như: "Tiêu tương bát cảnh", ba bài phú "Trương Hàn tư thuần lô", "Trương Lương bố ý", "Khấu môn thanh". Thơ văn của ông chủ yếu đi sâu vào tình cảm, nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với phụ nữ. Ảnh: Thi viện.

Cuốn tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng nhất sử Việt

Cuốn tiểu thuyết được viết theo thể chương hồi chủ yếu phản ánh cuộc tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến thời Hậu Lê và phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm