Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Ai là nguyên mẫu của nhân vật Tnú trong ‘Rừng xà nu’?

"Rừng xà nu" là truyện ngắn nói về cuộc chiến đấu của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Rung xa nu anh 1

Câu 1: Ai là tác giả của truyện ngắn “Rừng xà nu”?

  • Nguyên Ngọc
  • Nguyễn Minh Châu
  • Nguyễn Tuân
  • Quách Giao

Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, “Rừng xà nu” là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Trung Thành, bút danh Nguyên Ngọc. Được viết năm 1965, đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông ở nước ta. Ảnh: Báo Kon Tum.

Rung xa nu anh 2

Câu 2: Ngôi làng nào được lấy làm bối cảnh của tác phẩm?

  • Làng Xốp
  • Làng Cù Lần
  • Làng Sóc Bom Bo
  • Làng Sốp Cộp

Truyện ngắn “Rừng xà nu” viết về ngôi làng Xô Man giữa núi rừng Tây Nguyên, nằm giữa những cánh rừng xà nu bạt ngàn đang ngày ngày phải hứng chịu những trận đại bác kinh hồn của Mỹ - Ngụy. Theo “Báo Kon Tum”, ngôi làng Xốp, xã Xốp, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, chính là nguyên mẫu của làng Xô Man trong tác phẩm của Nguyên Ngọc. Ảnh: Thế giới di sản.

Rung xa nu anh 3

Câu 3: Ai là nguyên mẫu của nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu”?

  • Võ Tòng
  • Hồ Vai
  • Pi Năng Tăk
  • Đinh Núp

Nguyên mẫu của nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” là anh hùng Núp (Đinh Núp), tên dân tộc là Sar, người dân tộc Ba Na. Đinh Núp sinh năm 1914 tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Năm 1955, ông được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ảnh: Báo Gia Lai.

Rung xa nu anh 4

Câu 4: Xô Man là ngôi làng của dân tộc nào?

  • Ba Na
  • Giẻ Triêng
  • Sán Dìu
  • Ê Đê

Theo “Rừng xà nu”, Xô Man là ngôi làng của người Giẻ Triêng ở Tây Nguyên. Dân tộc Giẻ Triêng hiện có khoảng 30.000 người, chủ yếu sống ở địa bàn của tỉnh Kon Tum. Ảnh: Báo Kon Tum.

Rung xa nu anh 5

Câu 5: Cây xà nu trong tác phẩm thực chất là cây gì?

  • Bạch đàn
  • Đinh hương
  • Cẩm lai
  • Thông ba lá

Theo “Báo Kon Tum”, cây xà nu trong tác phẩm thực chất là thông ba lá. Trong tiếng Giẻ Triêng, cây thông ba lá không được gọi là xà nu mà gọi là loong rúh. Nhựa cây thông ba lá được người Giẻ Triêng dùng để đốt thắp sáng vào ban đêm. Khi trai gái thành vợ thành chồng, xà nu không thể thiếu trong quà biếu của nhà gái "đáp lễ" cho nhà trai. Ảnh: Báo Gia Lai.

Rung xa nu anh 6

Câu 6. Hình ảnh được sử dụng để nói về nỗi đau của cây xà nu?

  • Đứt ngang mình
  • Đổ ào ào
  • Cục máu lớn
  • Cả 3 hình ảnh trên

Viết về nỗi đau của cây xà nu, nhà văn Nguyên Ngọc sử dụng nhiều hình ảnh để so sánh: "Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn". Ảnh: Báo Kon Tum.

Những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây

Trong số những ngôi nhà cổ đẹp ở miền Tây, một nhà được UNESCO công nhận là di sản văn hóa.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm