Container tại cảng biển ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters. |
Đầu tiên là vào những năm 1980, chính phủ của các nước “hợp thức” mà chúng ta đang xem xét đã sao chép các hình mẫu của Singapore và Hồng Kông rồi áp dụng một chính sách phân phối lợi ích không cần tranh luận vào các nền kinh tế đối ngoại của họ.
Công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu (EOI) thay cho công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (ISI) - đã trở thành vũng lầy trong cái đầm lầy buôn bán chứng khoán của các bố già và sự tham nhũng đang phổ biến một cách chính thống. Điều này xảy ra cùng với cơn vượt cạn trọng đại đầu tiên của kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Vào những năm 1980, không thiếu các công ty đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận bằng cách di dời các hoạt động sản xuất chủ yếu sang các nước đang phát triển. Ngay khi giới chính trị Đông Nam Á đã sẵn sàng cho thuê lao động giá rẻ của nó, các nguồn vốn từ phương Tây đã sẵn sàng giải ngân.
Dòng đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên toàn cầu bắt đầu rộ lên trong những năm 1980 và vào giữa những năm 1990, mỗi năm đầu tư ra nước ngoài trên toàn thế giới có giá trị bằng tổng đầu tư trong một thập kỷ. Phản ứng dây chuyền là hoàn toàn hiển nhiên trong việc mở rộng xuất khẩu của Đông Nam Á.
Trong 26 năm từ 1960 đến 1985, xuất khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia tăng trung bình 10-15% một năm. Đó là lợi nhuận lành mạnh, được điều khiển rất mạnh bởi sự bùng nổ hàng tiêu dùng những năm 1970. Không những thế, sự gia tăng này có điểm xuất phát thấp. Khi việc sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu tăng lên từ giữa thập niên 1980 - các cơ sở sản xuất tăng - tỉ lệ tăng trưởng tăng lên đáng kể.
Trong 10 năm từ 1986 đến 1995, tăng trưởng xuất khẩu trung bình ở Thái Lan, Malaysia và Philippines tăng lên 4-10% mỗi năm.
Qua một thập kỷ, dấu hiệu tăng trưởng này có ảnh hưởng khá lớn. Xuất khẩu của Thái Lan đã tăng từ 9 tỉ đôla năm 1986 lên 57 tỉ đôla vào năm 1995.
Sự bùng nổ trong sản xuất cần nhiều lao động để làm việc tại các khu nhà máy lớn ở ngoại ô và các trung tâm chuyên làm hàng xuất khẩu khác như Penang (ở Malaysia) xảy ra đồng thời với một động lực thứ hai thúc đẩy sự tăng trưởng, đó là số liệu thống kê dân số.
Tốc độ tăng dân số ở Đông Nam Á đạt đỉnh ngay thập kỷ sau Thế chiến II, và vào những năm 1980 có vô số thanh niên tìm kiếm việc làm để có thu nhập bằng tiền mặt. Ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia trong giai đoạn 1950-1980, tỉ lệ sinh vẫn cao trong khi tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm, nên dân số tăng gấp đôi trong vòng 30 năm.
Nguồn vốn con người là một đầu vào kinh tế mà sự gia tăng của nó tạo ra sự tăng trưởng giống như bất kỳ nước nào. Các tập đoàn đa quốc gia tự nhận thấy, trong một kỷ nguyên thanh bình êm ả, nơi lao động hầu như không có quyền mặc cả (có quá nhiều lao động như thế) và tốc độ tăng năng suất rõ ràng nhanh hơn tốc độ tăng lương rất nhiều.
Xu hướng thứ ba là tỉ lệ tiết kiệm tăng. Số người gia nhập vào lực lượng lao động và có lương tăng lên - hơn là làm việc trong ngành nông nghiệp có ít hoặc không có tiền mặt - và họ đã gửi tiết kiệm một phần thu nhập ngày càng tăng của họ. Các chính phủ ít khi bị thâm hụt ngân sách cũng gửi tiết kiệm. Kết quả là tiền tiết kiệm trong nước như là một phần của GDP, lên đến 30% ở Hong Kong, Indonesia và hơn 45% ở Singapore.
Giữa thập niên 1960, tỉ lệ tiết kiệm ở Đông Nam Á đã ngang với ở Mỹ Latinh; và vào đầu những năm 1990, nó đã cao hơn khoảng 20%. Đây là số tiền được chất vào các ngân hàng của nhà nước và của các bố già đến mức đầy tràn.
Tuy nhiên, từ góc nhìn của một nhà kinh tế vĩ mô, một cái hố sâu đầy tiền tiết kiệm là một điều hoàn toàn tốt cho một nền kinh tế đang phát triển, vì nó có khả năng tạo ra mức đầu tư cao, và do đó tạo ra cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất cần thiết cho tăng trưởng dài hạn. Đầu tư là cần thiết cho giai đoạn đầu phát triển kinh tế; lời cảnh báo duy nhất là chi tiêu nói chung cần phải hữu ích và không được lạm vào vốn.
Giữa những năm 1990, tiết kiệm trong nước cũng được bổ sung bằng các dòng vốn đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào. Sau này, trong phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ có một cuộc tranh luận nóng bỏng - và thường là chẳng đi đến đâu - giữa các nhà chính trị và nhà kinh tế về mức độ mà các nguồn vốn ngắn hạn từ nước ngoài đóng góp vào cuộc khủng hoảng đó.
Cuối cùng, trong thời kỳ trước khủng hoảng, Đông Nam Á dường như được hưởng một loại lợi thế tâm lý có thể thấy trong các nền kinh tế mới nổi, phát triển nhanh trong giai đoạn đầu của nó. Hiện tượng này có thể được gọi là “tuần trăng mật phát triển”.
Những gì xảy ra trong thời kỳ này là, quần chúng quá sẵn lòng tin tưởng vào lời hứa mang lại sự cải thiện liên tục về mức sống của chính quyền và các nhà lãnh đạo.
Khi người dân Đông Nam Á được bảo rằng các hiệp hội lao động tự do là đối chọi với tăng trưởng - sự kích thích tính tò mò về thất bại của các tổ chức công đoàn nhằm ngăn chặn sự nổi lên của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc - và rằng, những hạn chế về tự do cá nhân và các phương tiện truyền thông là một phần của văn hóa châu Á, họ đã ưng thuận.
Mọi người đã làm công việc của mình, nói chung là rất chăm chỉ, và tin rằng đó chỉ là vấn đề của hai hoặc ba thập kỷ trước khi đất nước họ sẽ nổi lên thành một quốc gia phát triển mà trong đó, mọi người sẽ đều được hưởng một phần lợi lộc.
Nhiều người đã chú trọng vào tương lai của con em họ. Với tỉ lệ tăng trưởng GDP trung bình từ 1986 đến 1995 lên đến 8-10% một năm tại Malaysia, Thái Lan và Indonesia, so với 6-8% của giai đoạn sau năm 1960, họ tin vào các chính trị gia và chờ đợi để được lên cõi Niết bàn và sẽ được giải thoát khỏi cái xiềng xích nhu cầu về kinh tế.