Xin tiếp tục trích đăng phần tiếp theo của cuốn 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh do tác giả Annette Hefkens - người sống sót duy nhất trong vụ tai nạn máy bay rơi tại Khánh Hòa viết.
Ngày 11/8, Annette Hefkens, tác giả cuốn 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh đã trở lại Việt Nam. Cuốn sách kể về hành trình vật lộn của người phụ nữ Hà Lan sống sót duy nhất trên chuyến bay bị nạn khi di chuyển từ TP.HCM đến Nha Trang, Khánh Hòa. Chuyến bay mang số hiệu VN474 chở 24 hành khách, 3 tiếp viên, 2 phi công và 1 kỹ sư. Trong lúc đang hạ cánh xuống thành phố biển Nha Trang, vì một lý do nào đó máy bay bị lệch khỏi quỹ đạo bay được ấn định. Cụ thể là máy bay hạ cánh dốc hơn phi hành đoàn dự liệu. Phi công được cho là đã tính toán sai khoảng cách tới bờ biển khi ước chừng nó chỉ khoảng 20 km, trong khi thực ra phải là 43 km. Theo hồ sơ do Vietnam Airlines cung cấp, thời tiết buổi sáng ngày 14/11/1992 thay đổi đột ngột, tạo ra nhiễu động dữ dội. Phi hành đoàn rất khó khăn để điều khiển chiếc máy bay.
Bây giờ là thứ hai. Jaime đang trên đường từ Madrid về New York. Anh sẽ đi thẳng từ sân bay tới văn phòng rất trễ. Thị trường sẽ diễn biến như thế nào? Đúng ra tôi không nên quan tâm làm gì. Cho tới thứ 4. Lúc đó thì chuyện gì Jaime cũng làm, cho dù là dời non lấp bể. Chắc chắn. Tôi tin Jaime.
Tôi nhìn đồng hồ. Bảy giờ sáng. Tôi lại nhìn người đàn ông vắn số. Tôi không có ý nhìn ông ta, chỉ là vì ông nằm đó, ngay bên cạnh tôi. Ê, có cái gì trắng đang động đậy từ khóe mắt của ông ta. "Sâu trắng" à? Dĩ nhiên rồi. Tới lúc này thì xác ông ta phải bắt đầu phân hủy. Ở những nơi nóng và ẩm ướt thế này thì phân hủy còn nhanh hơn hơn. Phân hủy à? Ôi Chúa ơi, tôi rùng mình khi nghĩ đến đó và khẽ liếc mắt nhìn lại. Tôi vẫn thấy chúng và bây giờ đã có thể gọi chính xác tên của những con "sâu trắng" kia: giòi. Lúc nhúc trên thi thể người đàn ông! Cái mùi tôi ngửi được nãy giờ chính là cái mùi này đây. Mùi thối rữa! Bất thình lình mà tôi nhận thức đầy đủ về nó. Cái mùi thối rữa càng ngày càng chỉ muốn đổ bệnh. Tôi cố lết đi nơi khác. Và cơn đau ở hông lại nhói lên dữ đội! Tôi nhìn kỹ tay mình: không có giòi. Chỉ có lũ đỉa đang say sưa hút máu. Bình tĩnh lại. Đừng nhìn.
Annette Hefkens ôm một vợ của phi công tử nạn khi đi cứu hộ. Ảnh First News. |
Tôi hít thở sâu. Và thấy mọi việc đang diễn ra hợp lý. Đây là rừng xanh. Như một cái tử cung khổng lồ sản sinh tất cả muôn loài. Hết sức tự nhiên thôi. Tự nhiên. Sinh và tái sinh. Vòng luân hồi của cuộc đời. Sự tươi đẹp của cuộc đời. Đừng nhìn lũ giòi nữa. Hạy tận hưởng vẻ đẹp của khu rừng đi. Tôi nhìn cây và lá. Nhìn cứ như thể là mình đang hít thật sau sự tinh túy của chúng chứ không phải là cái mùi kinh khủng kia. Có hiệu quả. Bình tĩnh lại.
Tôi quyết định đã đến lúc không thể ở gần cái xác đang phân hủy của người đàn ông này nữa. Tôi chộp lấy tờ 50 đô-la trên túi áo ông ta. Mắt tôi dừng lại ở chiếc đồng hồ trên tay ông. Có nên lấy nó luôn không? Nếu muốn vậy thì tôi phải chạm vào cánh tay lạnh lẽo và lúc nhúc giòi trên đó. Không, tôi không thể. Lúc mới lớn, tôi có đọc một cuốn sách tiến Hà Lan về một cậu bé phát hiện ra xác chết trôi trên sông. Cậu bé nhìn vào chiếc đồng hồ của xác chết và nói: “Đi đi, nếu không tôi lấy cái đồng hồ bây giờ!”, nhưng sau đó vẫn lấy nó bất luận xác chết có “nghe” lời cậu nói hay không. Tôi không làm được như vậy. Tôi cũng chợt nhớ lại một cảnh trong vở nhạc kịch Những người khốn khổ , trong đó những người chủ phòng trọ cối cùng cũng phải trộm tài sản của những xác chết từ trong hầm mộ ở Paris. Tôi đã xem vở nhạc kịch này ở cả Broadway (New York) và Covent Garden (Luân Đôn). Ôi, những thế giới khác nhau vời vợi!
Tôi di chuyển bằng cùi chỏ. Đau thấu xương. Cùi chỏ phải tôi có vết thương mở rất to. Nhất cử nhất động, tôi đều có cảm giác như những nhánh cây khô và cả bụi nữa đều đang cứa vào thịt mình. Nhưng tôi đâu còn lựa chọn nào khác: hông thì không thể giữ thăng bằng, chân thì gãy. Tôi phải trườn cả thân mình cùng cánh tay. Tôi “đi” qua xác người đàn ông. “Đi” qua xác cô gái, ngón tay cô không còn nắm chặt lại nữa. Trên tay cô vẫn còn cái túi vải. Suy nghĩ đắn đo, cân nhắc một hồi, tôi quyết định lấy cái túi vải đó. Đeo nó lên vai, tôi rườn xuống đồi, về phía cái cánh còn lại của máy bay. Mọi thứ đau cứ như là bị tra tấn ở địa ngục. Địa ngục! Đừng nhìn xuống! Đừng nghĩ tới Pasje. Tôi tìm cho mình một điểm “an cư” mới, bên cạnh cánh máy bay.
Tôi nhìn quanh. Ở đây tôi có thể nhìn mọi vât thoáng hơn. Cảnh quá đẹp. Quá nhều thứ để chiêm ngưỡng. Bên phải tôi là dãy núi hung vĩ, Tai nạn máy bay đã phá nát một vạt rừng, để lại những cái cây trụi lủi, Theo hướng tích cực, điều này cũng có cái lợi riêng của nó, ít nhất là cho riêng tôi. Cây mất ngọn, tạo điều kiện cho ánh mặt trời đi thẳng xuống mặt đất. Tôi sung sướng sưởi từng tia nắng đó.
Tôi mở cái túi của cô gái ra: một cuốn sách ngữ pháp tiếng Đức – Việt và một cái áo choàng đi mưa màu xanh. Cái áo choàng này có mũ trùm đầu nhọn và thân trước dài. Tôi nhận ra cách thiết kế này, vốn được dành cho những ai đi xe đạp, khi đó thân trước sẽ che phủ lên ghi – đông. Ở Hà Lan, các cô cậu bán báo hay xài áo choàng kiểu này. Nhiều lắm. Tôi trùm áo choàng lên đầu. Có lẽ nhờ vậy tôi sẽ giữ cho thân mình không bị ướt và giúp giữ ấm cơ thể. Tôi ở yên một chỗ. Vẫn lạnh. Lạnh lắm. Run bần bật. Đến khi kiệt sức, tôi gục đầu xuống.
Trăng mọc ngay cạnh ngọn núi. Trăng rất tròn. Có vài đám mây. Cảnh vật lúc này giống như là một bộ phim Disney. Thiên nhiên thơ mộng. Chỉ có ánh trăng. Tôi đúng là đứa con gái thành thị, chưa bao giờ được chứng kiến cảnh như thế này.
Đến giờ ngủ rồi. Tôi chợp mắt và mơ về căn phòng. Về Anna Botin, Helen, Jaime, và về thị trường chứng khoán…