Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tôi chỉ khát nước, chứ không khát máu'

"Tôi nghĩ kỹ rồi, cho dù mình có đói thế nào thì người đàn ông xấu số kia cũng không kích thích tôi thèm ăn được", cô viết.

Xin tiếp tục trích đăng phần tiếp theo của cuốn 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh do tác giả Annette Hefkens - người sống sót duy nhất trong vụ tai nạn máy bay rơi tại Khánh Hòa viết.192 Hours là cuốn sách do Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM và First News phối hợp thực hiện, vừa ra mắt tại Việt Nam vào tuần này.

Tỉnh dậy giữa những xác người

"Anh nằm trên ghế, bật ngược ra sau. Nụ cười vẫn trên môi anh. Nụ cười mỉm thật dịu dàng. Pasje chết rồi", cô kể về sự ra đi của bạn trai trên chuyến bay đến Nha Trang năm 1992.

Ngày đầu bị tai nạn máy bay ở VN: Đau đớn và chờ đợi

"Mọi người chết hết rồi. Còn tôi vẫn ngồi đây. Trong khu rừng này. Một mình. Giữa rừng. Tôi đảo mắt nhìn. Chỉ thấy lá, máy bay vỡ, và xác người", cô viết.

Ngày thứ 2 - Cơn mưa ân phúc

Ngày 11/8, Annette Hefkens, tác giả cuốn 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh đã trở lại Việt Nam. Cuốn sách kể về hành trình vật lộn của người phụ nữ Hà Lan sống sót duy nhất trên chuyến bay bị nạn khi di chuyển từ TP.HCM đến Nha Trang, Khánh Hòa.

Chuyến bay mang số hiệu VN474 chở 24 hành khách, 3 tiếp viên, 2 phi công và 1 kỹ sư. Trong lúc đang hạ cánh xuống thành phố biển Nha Trang, vì một lý do nào đó máy bay bị lệch khỏi quỹ đạo bay được ấn định. Cụ thể là máy bay hạ cánh dốc hơn phi hành đoàn dự liệu. Phi công được cho là đã tính toán sai khoảng cách tới bờ biển khi ước chừng nó chỉ khoảng 20 km, trong khi thực ra phải là 43 km. Theo hồ sơ do Vietnam Airlines cung cấp, thời tiết buổi sáng ngày 14/11/1992 thay đổi đột ngột, tạo ra nhiễu động dữ dội. Phi hành đoàn rất khó khăn để điều khiển chiếc máy bay.

Tôi choàng tỉnh lúc ánh nắng đang rọi vào. Và tôi mở mắt để chứng kiến thực tế lạ lùng nhất trong đời. Cây mọc ken dày xung quanh. Lũ côn trùng bò lổn ngổn đến sởn gai ốc. Và những âm thanh. Và cơn khát bủa vây choáng ngợp. Tôi nhìn người đàn ông Việt Nam giống ông bạn Numachi người Nhật bên cạnh tôi, mắt nhắm hờ. Tôi cố di chuyển. Đau quá. Tôi cố ngồi dậy, nhưng không tài nào được. Hông tôi như có ai đốt. Và những cành cây con kia nữa! Tôi nhìn đồng hồ ông "Numachi": 6 giờ rưỡi.

Nhìn xa hơn về bên phải, thi thể cô gái người Việt vẫn ở đó. Tóc cô ấy lấp lánh dưới ánh nắng. Tôi đảo mắt. Bên dưới nữa là cánh máy bay. Mọi thứ được tua lại trong đầu tôi. Tôi đang ở Việt Nam. Đi nghỉ. Với Pasje. Pasje đâu? Không, tôi không thể nghĩ về Pasje. Anh chết rồi. Chết thật rồi. Pasje của tôi. Không còn nữa. Tôi thấy anh. Anh đã chết... Và sau đó? Tôi đã làm gì? Bằng cách nào tôi ra khỏi máy bay? Tôi không nhớ nổi. Nhưng tôi nhớ rõ mọi thứ về Pasje. Anh đã chết. Kẹt trong ghế. Nở nụ cười. Như một xác ướp ngọt ngào. Tôi bắt đầu hoảng sợ. Cứu! Ai cứu tôi với!

 

Hình ảnh máy bay rơi năm 1992. Ảnh tư liệu

Một lần nữa, cơn đau thắt ở ngực ngăn tôi lại. Khó thở quá. Một lần nữa, tôi phải tự trấn an mình. Không được nghĩ tới Pasje. Thở chậm thôi. Không được nghỉ tới Pasje. Không được hóc. Khóc chỉ tổ làm khát nước thêm. Đừng nhìn lại sau lưng. Hãy nhìn những chiếc lá.

Tôi gục đầu, cố thư giãn, còn mắt thì nhìn trừng trừng vào những chiếc lá. Cơn đau cứ đến rồi đi như những đợt sóng trào. Tôi nheo mắt, nghịch với ánh mặt trời bằng hàng mi. Đẹp làm sao. Từng tia nắng như được chắt lọc, thắp sáng từng giọt sương trên lá. Tôi lắng tai nghe những âm thanh chộn rộn trong khu rừng. Từng âm thanh như thi nhau lên tiếng. Tôi cố nghe ra từng tiếng một. Tiếng khỉ kêu gào chăng? Thật là...

Tôi cố tự nhủ với mình rằng đây là thật. Mọi âm thanh không phái ra từ loa nhạc nào. Cũng chẳng phải từ một bộ phim. Nhưng bộ phim thời chiến tôi đã xem rất nhiều. Chẳng ai bên cạnh tôi lúc này. Tôi hoàn toàn một mình. Một mình đến ngớ ngẩn! Tự dưng lúc này tôi lại nhớ cái thời cùng Pasje trèo lên bức tường của thảo cầm viên ở Leiden. Chỉ được "một mình". Có một lần chúng tôi bị cô bạn Jet bắt gặp, nhưng cô nàng chẳng biết chúng tôi định leo lên đó để làm gì. "Tôi biết mấy người đang làm gì rồi. Hút cần sa chứ gì!", Jet hét toáng lên. Ha ha, thật buồn cười, có bao giờ chúng tôi chơi "món" đó đâu! Thực ra chúng tôi chỉ cố giấu chai rượu trong tay. Và cô nàng Jet kia lúc đó không hề biết chúng tôi đang yêu nhau. Bây giờ, không còn "chúng tôi". Không còn Pasje. Một mình. Trơ trọi. Đừng suy nghĩ nữa mà! Tôi đang ở đây. Còn sống sót. Trong rừng. Nên nhớ là trong rừng, chứ không phải thảo vầm viên. Nhưng lẽ ra thời tiết phải oi nồng và nóng bức lắm chứ. Sao tôi lạnh thế này?

 

Annette Hefkens và ân nhân của mình. Bà gặp lại ông vào ngày 13/8/2014 tại Khánh Hòa. Ảnh First News.

Tôi nhìn xuống tay. Cái gì màu đen tròn tròn trên đó vậy? Nấm vảy à? Ôi Chúa ơi, mấy con đỉa! Tôi chà xát lưng hai bàn tay lại, nhưng bọn đỉa vẫn ở lì đó. Đừng nhìn chúng, đừng nhìn chúng!

Tôi lại đành nhìn lá. Có thể đánh hơi được từng chiếc. Tôi  nhớ rõ hồi trước mình luôn thích ngồi ngắm lá như thế này qua cửa sổ, cho dù có đang sống ở thành thị. Những chiếc lá đó sao mà khác với bây giờ quá. Quá nhiều lá làm tôi nhớ những lần đi bộ đường dài. Từ đó dắt dây suy nghĩ của tôi đến đồ ăn. Nhưng bây giờ đói chưa phải là nguy cấp nhất. Tôi chỉ khát. Khát chết đi được.

Và rồi thình lình trời đổ mưa. Mưa nặng như đấm vào người. Mưa như đánh vào vết thương. Mưa rát cả mặt khi tôi ngửa lên, há miệng hứng nước mưa. Tôi gần như khóa miệng lại, nhưng là trong sung sướng để nuốt ừng ực từng giọt nước. Mặt trời bất thình lình xuất hiện khi cơn mưa bắt đầu. Áo tôi ướt dẫm. Tôi tranh thủ vắt một chút nước. Thật khuây khỏa làm sao! Tôi sưởi ấm dưới ánh sáng run rẩy của mặt trơi soi qua lá. Lạnh. Lạnh quá!

Tôi nhìn lại mớ tài sản của mình. Sắp xếp gọn gàng ngay bên cạnh. Ướt hết rồi. Máy ảnh. Túi trang điểm. Bật lửa. Bật lừa à? Dĩ nhiên rồi! Bật lửa! Tôi có thể nhóm lửa, như Robinson Crusoe. Tôi cố nhóm lửa, nhưng vô ích. Thậm chí còn không đánh lửa được. Mà làm sao được, ướt quá rồi còn đâu. Và cả những nhánh cây nữa, ẩm quá rồi. Nhưng tôi cần lửa làm gì nhỉ? Nấu ăn à? Có cái gì đâu mà nấu. Đi cũng không được. Ngồi thẳng dậy cũng không. Bây giờ tôi chỉ có thể nhìn thấy cỏ, bụi cây và cây rừng. Phát tín hiệu nhiều hơn à? Như Hiawatha. Tôi lại nhớ đến một biệt danh Pasje gọi yêu mình trước đây: "Minnehaha của anh". Lại rồi, đừng nghĩ đến Pasje nữa.

Thay vào đó, tôi cố nghĩ đến thị trường trái phiếu. Nhưng cuối tuần thì đâu có sàn nào mở cửa. Tôi nghĩ về Jaime. Anh đang làm gì? Chắc là đang chơi với con trai. Một là chơi điện tử, hay là thi "ai đái xa nhất". Tôi mỉm cười khi nghĩ tới đó. Jaime đúng là con nít. Tôi biết đến chiều thứ 4 không nghe tôi ừ hử gì là anh sẽ cuống lên không biết chuyện gì xảy ra. Cho đến sáng thứ 5 là thể nào cũng làm ầm lên. Tôi sẽ cho Jaime thêm vài ngày nữa để tìm cho ra. Tôi thư giãn chút. Jaime. Tôi nhìn đồng hồ liên tục. Chờ đợi và đợi chờ. Lại tập trung nhìn lá.

Tờ 50 đo-la chìa ra từ túi áo trên thi thể người đàn ông "hàng xóm" của tôi. Tôi rất cần tới nó. Để bồi dưỡng cho ai đó đến giúp mình. Nhưng chưa phải lúc này. Mặc dù tôi tin là không lâu nữa mình sẽ không thể ngồi cạnh thi thể này nữa khi nó bốc mùi. Thể nào tôi cũng phải dịch ra chỗ khác. Tôi nghĩ kỹ rồi, cho dù mình có đói thế nào thì người đàn ông xấu số kia cũng không cũng không kích thích tôi thèm ăn được. Dù có thể nào, tôi cũng sẽ không để mình rơi vào thế phải ăn thịt người chết như thảm kịch rớt máy bay năm 1972 ở dãy Andes.

Tôi chỉ khát nước, chứ không khát máu.

Tôi sẽ chờ đội cứu hộ một tuần nữa. Tới lúc đó mà không có nước, thiếu đồ ăn thì tôi chỉ có chết. Chết thật sự, như những hành khách khác. Như Pasje của tôi. Lại nữa rồi, đừng nghĩ tới Pasje nữa mà. Hãy nghĩ tới tất cả những ai yêu quý mình. Mà lạ thật. Rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chúng tôi, nhưng tới tận bây giờ không một ai hay biết gì cả.

Tôi nghĩ đến cậu em út, Bernard. Nó đang làm gì? Chắc hẳn là đang bay đâu đó rồi. Tôi cố mường tượng hình ảnh em mình trong bộ đồng phục không quân. Và tôi mỉm cười với luồng tưởng tượng đó. Bất cứ nơi nào Bernard đi tới, nó luôn là linh hồn của nhóm hội. Nếu Bernard ở đây lúc này, nó sẽ nói gì? Cho tôi lời khuyên xác đáng nào đó? Nó đã giúp tôi rất nhiều trong cách ứng xử giữa xã hội hỗn tạp này. Nó luôn dặn thật chính chắn: "Khi về nhà, chị đừng khoe với mọi người là mình đã đi chỗ này chỗ kia. Không ai muốn nghe, không ai thích biết đâu". Phải chi lúc này tôi được ở nhà.

Nếu đến thứ 7 này không ai tới thì tôi sẽ bò vào rừng. Cứ tính vậy đi, để sống sót cho tới thứ 7. Sáu ngày nữa.

Kỳ tới: Những xác người phân rã

PV

Bạn có thể quan tâm