Tên lửa chống bức xạ như Kh-31P của Nga là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất đối với các hệ thống tên lửa phòng không. Loại tên lửa này được sử dụng để tiêu diệt các trạm radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực vốn là "những đôi mắt" của hệ thống phòng không. Ảnh: Ausairpower |
Theo Ausairpower, Kh-31P có tầm bắn 110 km mang theo đầu đạn nặng 87 kg. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu bằng quán tính và cảm biến radar thụ động giai đoạn cuối với độ chính xác rất cao. Kh-31P có thể trang bị cho tiêm kích Su-27, Su-30MK. Ảnh: Ausairpower |
Tên lửa chống bức xạ Kh-58UShKE (AS-11 Kilter) là phiên bản nâng cấp từ Kh-58. Nó có tầm bắn lên đến 250 km giúp phi công có thể phóng tên lửa từ ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng không như S-300, HQ-9, Patriot. Ảnh: Vitaly V Kuzmin |
Tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm của Mỹ cũng là một vũ khí "khắc tinh" của tên lửa phòng không. Harm là phiên bản nâng cấp của tên lửa AGM-78 ARM từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: US Air Force Flickr |
AGM-88 có tầm bắn khoảng 150 km mang theo đầu đạn nặng 66 kg. Harm được trang bị công nghệ dẫn hướng kết hợp quán tính, cảm biến radar thụ động và GPS cho phép tên lửa tấn công mục tiêu ngay cả khi đài radar ngưng phát sóng. Ảnh: US Air Force Flickr |
Tên lửa hành trình không đối đất Kh-59 (vòng tròn đỏ) cũng là khắc tinh của tên lửa phòng không. Với tầm bắn lên đến 200 km, tên lửa này có thể vô hiệu hóa khả năng tác chiến của tên lửa phòng không từ bên ngoài tầm với của chúng. Ảnh: Ausairpower |
Kh-59 nổi bật với động cơ phản lực RDK-300 lắp bên dưới giúp tên lửa có thể đi "lang thang" trên một khu vực rộng lớn để sục sạo mục tiêu. Khi cách mục tiêu khoảng 10 km, cảm biến quang truyền hình sẽ được kích hoạt để phi công lựa chọn mục tiêu giá trị nhất. Ảnh: Ausairpower |
Đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW là một vũ khí mà các hệ thống phòng không phải lo ngại. JSOW thuộc loại bom lượn thông minh. Nó được thiết kế để tấn công các trung tâm chỉ huy, kho tàng, bến bãi, khu vực bố trí phòng không. Ảnh: Defence Industry Daily |
AGM-154 có phạm vi hoạt động 22 km khi thả ở độ cao thấp, 130 km ở độ cao lớn. Nó được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa quán tính, định vị GPS và cảm biến hồng ngoại giai đoạn cuối. Ảnh: US Air Force Flickr |
Đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM được các chuyên gia quân sự đánh giá là vũ khí nguy hiểm nhất với các hệ thống phòng không. Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình cao kết hợp với động cơ phản lực cho phép tấn công từ khoảng cách rất xa. Ảnh: US Air Force Flickr |
AGM-158 có tầm bắn tới 370 km, lên đến 1.000 km với phiên bản JASSM-ER. Vũ khí này có thể tấn công từ bên ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Defence Industry Daily |