Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vấn đề về đạo đức khi sử dụng ChatGPT

Để đảm bảo công bằng và xảy ra định kiến khi sử dụng AI nói chung và ChatGPT nói riêng, các cấp quản lý, nhà phân phối và người dùng cần có những hành động cụ thể.

su dung chatgpt anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: VOX.

Một trong những mối bận tâm chính về đạo đức khi sử dụng các hệ thống AI, bao gồm ChatGPT, là nguy cơ xảy ra định kiến và bất công. Vì ChatGPT được đào tạo dựa trên một lượng lớn dữ liệu nên điều quan trọng là phải đảm bảo rằng, dữ liệu đó đại diện cho các quan điểm và trải nghiệm đa dạng, do đó có thể tránh được vấn đề thành kiến kéo dài.

Xét cho cùng, ChatGPT sẽ thay mặt chúng ta cất tiếng nói nếu ta cho phép nó làm như vậy, mà ta không bao giờ muốn bị coi là một kẻ suy nghĩ định kiến và thiếu công bằng.

Đầu tiên, điều quan trọng là phải minh bạch về dữ liệu mà mô hình dựa vào để học hỏi. Điều này bao gồm việc công khai nguồn dữ liệu, quy mô và mức độ đa dạng của tập dữ liệu, cũng như bất kỳ quá trình tiền xử lý hoặc sàng lọc nào đã được thực hiện. Bằng cách minh bạch về dữ liệu, việc xác định và giải quyết mọi thành kiến tiềm ẩn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tiếp theo, điều cần thiết là sử dụng các kỹ thuật để phá bỏ thành kiến và hướng tới sự công bằng, từ đó giảm nguy cơ mô hình đưa ra kết quả sai lệch. Mục đích của việc này là loại bỏ bất kỳ thành kiến này (dù rõ ràng hay tiềm ẩn) khỏi mô hình. Bên cạnh đó, việc hướng tới sự cân bằng sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của mô hình, nhờ vậy việc xử lý các đối tượng khác nhau không bị sai lệch đáng kể.

Ngoài ra, điều thiết yếu là phải thường xuyên theo dõi hiệu suất và đầu ra của mô hình để phát hiện và giải quyết mọi định kiến có nguy cơ phát sinh. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các thước đo để đánh giá hiệu suất của mô hình đối với các nhóm đối tượng khác nhau.

Chúng ta có thể thực hiện những bước hành động thực tiễn nào để giải quyết các mối lo ngại về đạo đức xung quanh việc sử dụng ChatGPT? Sau đây là một số hướng triển khai.

  • Phát triển bộ quy tắc đạo đức: Việc tạo ra quy tắc đạo đức cụ thể cho việc sử dụng ChatGPT trong lãnh đạo tư tưởng có thể giúp ta đảm bảo rằng, công nghệ được sử dụng một cách có đạo đức và có trách nhiệm. Bộ quy tắc sẽ giải quyết các vấn đề như quyền riêng tư, tính minh bạch và khả năng diễn giải của dữ liệu.
  • Triển khai quy trình kiểm tra: Có thể áp dụng một quy trình kiểm tra cụ thể để đảm bảo rằng việc sử dụng ChatGPT tuân thủ các quy tắc đạo đức và mọi luật lệ hoặc quy định có liên quan.
  • Đảm bảo tính minh bạch: Người đứng đầu của doanh nghiệp, công ty, cơ quan nên minh bạch về việc sử dụng ChatGPT trong công việc, chỉ ra rõ ràng những thời điểm và cách thức họ sử dụng công nghệ.
  • Giáo dục người dùng: Cung cấp các buổi đào tạo cho người đứng đầu các công ty, doanh nghiệp về vấn đề đạo đức xung quanh việc sử dụng ChatGPT, từ đó góp phần đảm bảo rằng công nghệ được sử dụng có trách nhiệm.
  • Cộng tác với các chuyên gia: Cộng tác với các chuyên gia về đạo đức AI có thể giúp xác định và giải quyết những mối lo ngại về đạo đức có thể phát sinh khi sử dụng ChatGPT trong lãnh đạo tư tưởng.

Bằng cách sớm nêu lên những vấn đề này, khi việc sử dụng ChatGPT trong mọi lĩnh vực bắt đầu phát triển, tôi hy vọng chúng ta sẽ mở ra những cuộc thảo luận về việc sử dụng ChatGPT và các công cụ Generative AI tương tự một cách có đạo đức, có trách nhiệm, trong khi vẫn tận dụng được tiềm năng của nó để tạo nội dung sáng tạo và chất lượng.

Dr. Gleb Tsipursky/1980 Books & NXB Dân Trí

SÁCH HAY